Hái sim rừng cho thu nhập 300.000 đồng/ngày

Từ đầu tháng 8 đến nay, hàng ngày bà con dân tộc thiểu số ở các xã phía Đông Trường Sơn, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thu nhập đáng kể nhờ đi thu hái sim rừng.
Tập trung chủ yếu ở các xã Pờ Ê, xã Hiếu, Đắc Long với tổng diện tích trên 3.000 ha, cây sim ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mọc hoàn toàn tự nhiên trên vùng đồi trống và dưới tán rừng.
Những năm gần đây, quả sim bán được do nhu cầu làm rượu vang sim của nhà máy đặt tại địa phương và người dân mua về chế biến thành các sản phẩm, như nước ép sim, rượu sim, mứt sim... Năm nay với giá thu mua sim phổ biến từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Theo ông Trịnh Xuân Quý, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông, tính đến giữa tháng 9, người dân các xã trong huyện đã thu hái được khoảng 25 tấn sim. Huyện cũng đã có kế hoạch bảo tồn cây sim rừng xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
“Cây sim đã từ lâu trở thành thương hiệu riêng của vùng Măng Đen.
Cách đây gần 10 năm, huyện đưa vào Nghị quyết của Hội đồng để khoanh vùng, vận động bà con bảo tồn. Những vùng sim nhiều như xã Pờ Ê, xã Hiếu đã được khoanh vùng vừa trở thành hàng hóa vừa được bảo tồn trở thành sản phẩm du lịch.
Huyện cũng đang muốn xây dựng thương hiệu cây sim trở thành thứ hàng hóa đặc biệt của vùng đất này”, ông Quý cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh hiện có 1.309 tàu cá, trong đó có 1.234 tàu đăng ký, đăng kiểm (tổng công suất 169.745 CV; tổng số thuyền viên 6.990 người); trong đó tàu cá đánh bắt xa bờ 493 tàu; sản lượng thủy sản khai thác 8.868 tấn (trong đó tôm 1.386 tấn, cá và thủy sản khác 7.482 tấn).

Về xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn, Bình Định) những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, chúng tôi thật ấn tượng với không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân mới của người dân địa phương. Năm nay nhân dân Tam Quan Bắc ăn Tết vui nhờ nghề cá đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đã qua mùa nước lớn, sông Tiền vẫn mênh mang, khoáng đạt như sóng lụa dạt dào bao quanh xứ lụa Tân Châu (An Giang). Tưởng vẫn còn nghe đâu đây câu hò :“Bên nàng mặc lãnh Mỹ A, Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần...”. Những bè nuôi cá lồng quây quần thành từng cụm rải rác hai bờ sông từ lâu đã thành một phần không thể thiếu để hoàn thiện bức tranh sông nước sống động.

Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…

Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.