Hải sâm lại dạt vào bờ biển Thuận An, dân hốt đem bán

Có người dân nhặt được gần 50kg hải sâm tại bờ biển Thuận An
Người dân ở đây cho biết cách đây vài ngày, trong lúc tắm biển, họ phát hiện một loài sinh vật hình thù như hải sâm trôi dạt vào vùng bờ biển Thuận An.
Một số người cho rằng đó là con hải sâm nên đổ xô ra bờ biển nhặt về ăn, có người còn mang ra chợ bán.
Sự việc sau đó lan truyền đến nhiều người. Nhiều du khách đổ về đây tắm biển, bắt gặp hiện tượng này đã vô cùng ngạc nhiên. Người dân ở xã khác nghe tin cũng kéo đến bãi biển tìm hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Minh (thôn An Hải, thị trấn Thuận An) cho biết ông nhặt được khoảng 20kg và đang đóng bao ở trong tủ lạnh, một số ông đem phơi để ngâm rượu.
“Nhiều người biết tin sớm nên đã nhặt được nhiều hơn, có người nhặt được gần 50 kg”, ông Minh nói.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, một ngư dân ở đây cho biết một số người thấy lạ nên cũng đổ xô ra biển nhặt nhưng không dám ăn vì lo rằng nguồn gốc do nước lạ thả ra. Theo ông Thạnh những người nhặt được nhiều thì đem ra chợ bán với giá 500.000 đồng/kg.
Sáng 24-9, tại khu vực bờ biển Thuận An vẫn còn một số hải sâm đã chết dạt vào bờ. Một số người dân vẫn ra bờ biển với hi vọng nhặt được hải sâm về bán.
Việc hải sâm dạt vào các bờ biển Thừa Thiên - Huế, theo những ngư dân địa phương là một hiện tượng lạ. Ông Nguyễn Văn Vận, một ngư dân ở Thuận An cho hay: “Từ khi sinh ra đến giờ đã hơn bảy mươi năm tôi mới thấy loài này trôi dạt vào bờ”.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, chi cục trưởng Chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: ”Vùng biển Thừa Thiên - Huế không có nhiều hải sâm, nhưng ở các tỉnh miền Nam chuyện này đã xảy ra. Đây là do sự thay đổi của dòng hải lưu khiến hải sâm dạt vào bờ”.
Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ nuôi vừa mới bắt đầu. Sau vụ nuôi 2012 có hiệu quả thì năm nay dịch bệnh ở tôm lại bùng phát gây thiệt hại đáng kể cho người dân.

Hiện nay, nuôi bò là mô hình có hiệu quả kinh tế khá cao, nên thu hút nhiều người nuôi. Việc chăm sóc bò cũng rất đơn giản, thức ăn chủ yếu thường là các loại cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho bò ăn thêm một số thức ăn khác.

Thị trường gạo “ấm” lên với giá gạo nội địa và xuất khẩu đều tăng đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản này thêm lo lắng, dẫn đến tình trạng hủy hợp đồng xuất khẩu ngày một tăng.