Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh

Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh
Ngày đăng: 20/09/2014

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Đặc sản đáng tự hào

Thôn Liên Minh là nơi địa hình cao nhất trên đảo Cát Bà có người dân sinh sống.

Người dân ở Liên Minh sống bằng nghề nuôi gà, nuôi ong và trồng hoa màu. Theo ông Vũ Văn Liệu, Chủ tịch xã Trân Châu, thôn Liên Minh có 18 hộ thì cả 18 hộ này đều chăn nuôi giống gà riêng có của thôn. Mỗi hộ nuôi từ vài chục con đến vài trăm con.

Gà Liên Minh là một “thương hiệu” đáng tự hào của xã Trân Châu và huyện đảo. Gà được nuôi theo hình thức thả vườn, thức ăn chủ yếu là ngô. Ban đêm, gà tự do ngủ trên cây, hầu như không cần chuồng trại. Chuồng chỉ cần khi gà ấp nở. Gà Liên Minh được ấp đẻ tự nhiên, nhưng không đẻ được nhiều, mỗi lứa chỉ 10 – 12 quả.

Nuôi chừng 7 – 8 tháng thì xuất bán. Giá gà khá cao so với các giống gà thường, khoảng 200.000 đ/kg. Giống gà này to cao, chân và cổ dài, lông mượt và da vàng óng. Gà đực có thể nặng tới 5kg, gà mái tới 3kg. Đàn gà khỏe mạnh, rất ít khi bị dịch bệnh.

Không chỉ có hình thức đẹp, gà Liên Minh nổi tiếng bởi chất lượng tuyệt hảo. Thịt thơm và mềm, ngọt, da giòn, vàng tươi rất bắt mắt. Những ưu điểm vượt trội của gà Liên Minh hấp dẫn nhiều người chăn nuôi ở các địa phương khác.

Bà Trần Thị Tính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trân Châu cho hay, hiện nay có nhiều người ở nơi khác mua giống gà Liên Minh về nuôi. Nhưng dù ở bất cứ nơi nào, chất lượng gà vẫn kém hơn hẳn so với gà nuôi ở thôn Liên Minh và chỉ sau vài năm là giống bị thoái hóa dần.

Thời gian gần đây, khi Cát Hải phát triển hình thức du lịch cộng đồng, thôn Liên Minh như “nàng tiên ngủ trong rừng” được đánh thức với các tiềm năng du lịch sinh thái và thể thao mạo hiểm- leo núi. Khách du lịch đến đây, đặc biệt là khách nước ngoài, vô cùng thích thú khi được thưởng thức các món ăn từ gà Liên Minh.

Cùng với sự phát triển du lịch, nhu cầu về gà đặc sản ngày càng cao, không đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân địa phương.

Bảo vệ nguồn gen quý

Với giá trị quý báu về nguồn gen bản địa, gà Liên Minh đang được quan tâm bảo tồn. Đến nay, giống gà trong thôn vẫn không hề bị lai tạp và thoái hóa. Có được điều hiếm có này là do người dân trong thôn ý thức được việc bảo vệ giống gà quý.

Từ nhiều năm nay, bà con trong thôn cùng nhau đề ra một quy ước và thực hiện rất nghiêm túc: tuyệt đối không đưa giống gà từ nơi khác vào địa phương nuôi và lai tạo, nhằm bảo tồn nguồn gen thuần chủng của gà Liên Minh. Bên cạnh đó, hằng năm, Viện Chăn nuôi Việt Nam đều cấp kinh phí cho địa phương phun thuốc khử trùng, phòng bệnh cho đàn gà Liên Minh.

Chung sức với Viện Chăn nuôi, ngành KH-CN Hải Phòng cũng đang có nhiều hoạt động nhằm góp phần bảo tồn giống gà Liên Minh, bảo đảm nguồn gà thương phẩm cung cấp cho thị trường du lịch tại huyện đảo. Được biết, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN Hải Phòng đang triển khai dự án bảo tồn giống gà Liên Minh (dự án cấp Bộ KH-CN) với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng.

Đồng thời, Sở KH-CN, cũng đang hỗ trợ xã Trân Châu tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “gà Liên Minh” mà Hội Nông dân xã sẽ làm chủ sở hữu nhãn hiệu này.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Vụ Đông Không Đạt Mục Tiêu, Vì Sao? Sản Xuất Vụ Đông Không Đạt Mục Tiêu, Vì Sao?

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

07/11/2014
Huyện Tuy An (Phú Yên) Chi Hơn 14 Tỉ Đồng Hỗ Trợ Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Tuy An (Phú Yên) Chi Hơn 14 Tỉ Đồng Hỗ Trợ Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

09/11/2014
Bị Quỵt Tiền Bán Cá, Còn Lãnh Án Tù Treo Bị Quỵt Tiền Bán Cá, Còn Lãnh Án Tù Treo

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

09/11/2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Heo Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Heo

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.

09/11/2014
Làng Gạch Sang... Làng Nấm Làng Gạch Sang... Làng Nấm

“Chuyển làng gạch thủ công phía bờ nam sông Vệ thành làng sản xuất nấm sạch là một trong những “cái gút” khó tháo gỡ nhất mà huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã làm được. Đây là thành công lớn nhất của Dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Mộ Đức trong thời gian qua” - ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mộ Đức, kiêm Trưởng Ban quản lý Dự án vui mừng cho biết.

09/11/2014