Hai mô hình sáng tạo trong nông nghiệp

Tác giả của giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh là nông dân Phạm Văn Đông (phường Phước Hải, TP. Nha Trang).
Hiện nay, vườn mai của ông Đông tại thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân (huyện Cam Lâm) có hàng ngàn cây mai cảnh.
Từ những cây mai già cỗi, bị lãng quên trong các vườn, ông Đông đã mua về chăm bón, phục hồi và làm đẹp bằng cách ghép thêm bộ cánh mới.
Theo ông Đông, đối với cây mai, việc chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ.
Cây ngoài vườn muốn đưa vào chậu phải chọn tiết trời ấm áp, lá bắn đọt non; khi ghép cũng phải đợi cho mai đủ 3 tầng lá, lá già rụng xuống, rễ phát triển ổn định mới tiến hành ghép.
Sau khi ghép, cần theo dõi chặt chẽ việc xử lý thuốc, sâu bệnh, bảo đảm cho cây phục hồi nhanh, bởi giai đoạn này các quá trình sinh lý của cây diễn ra chậm, yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Vườn mai của ông đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tưới, phun thuốc.
Theo ông, một cây mai sau khi ghép cho lợi nhuận gấp 5 lần so với cây mai bình thường.
Nhờ chí thú với nghề, ông thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, 2 năm qua, ông Nguyễn Tấn Lạc (phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh) tâm huyết với mô hình trồng ớt bằng trụ.
Dụng cụ trồng ớt của ông gồm một trụ chính làm bằng ống nhựa PVC, xung quanh có khoét lỗ, tầng này cách tầng kia 30cm.
Ông dùng ống PVC loại nhỏ hơn, vát xéo mặt, cắm chéo vào trụ chính, chứa đất trồng lên đến 2/3.
Đất trồng ớt bao gồm: vôi, phân NPK, tro, có trộn ít kali đem ủ một thời gian cho thấm rồi đưa vào ống chính.
Ở giữa ống chính bố trí một ống PVC khác có đục lỗ để dẫn nước và phân.
Ớt được gieo ươm bên ngoài, khi cây đủ độ lớn thì đem cấy vào trong các ống đặt vát.
Một trụ như vậy có thể trồng 9 - 12 cây ớt.
Qua 2 vụ, ông Lạc nhận thấy trồng ớt theo cách này có thể tiết kiệm được nước, đất, phân; cây trồng ít bị sâu bệnh, dễ theo dõi, chăm sóc; khi thu hoạch chỉ cần trải bạt dưới gốc trụ và dùng kéo cắt trái.
Trồng ớt bằng trụ cho sản lượng 4,5 - 5kg/trụ, cao gấp nhiều lần so với cách trồng thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Việc sản xuất nhân tạo giống nhiều loài cá quý của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thành công đã giải quyết được vấn đề về con giống, cũng như bảo vệ được nguồn lợi cá quý tự nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt.

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Với trên 20km bờ biển, vùng bãi triều rộng lớn và nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi vô tận của 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy đổ về đã tạo cho huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy, hải sản; đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp.

Các hộ dân nghèo không có đất sản xuất nông nghiệp tận dụng các khoản đất trống xung quanh nhà hoặc dưới sàn nhà để thiết kế bể lót bạt ny-lon nuôi lươn, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Giá hầu hết các loại thủy sản đánh bắt tự nhiên trong mùa lũ năm nay đều tăng từ 10.000-30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.