Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hai Lúa Dám Nghĩ, Dám Làm

Hai Lúa Dám Nghĩ, Dám Làm
Ngày đăng: 19/06/2012

Một "hai lúa" của thời kỳ đổi mới dám vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống để tìm cho mình một chỗ đứng trên chốn thương trường nghiệt ngã và khẳng định tên tuổi cho sản phẩm của mình, đó là ông Nguyễn Văn Mọi ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hiện sản phẩm của ông thường được người tiêu dùng nhắc đến với thương hiệu Nho sạch "Ba Mọi".

Từ Nho sạch Ba Mọi

"Làng nho" Ninh Thuận thường gọi ông Nguyễn Văn Mọi với cái tên trìu mến: Ông nho sạch. Bởi chính ông là một trong những người đầu tiên đã áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ sinh học trên cây nho (nói nôm na là nho sạch) và đã đưa được trái nho Ninh Thuận đến với người tiêu dùng qua các siêu thị. Ðể đưa được trái nho Ninh Thuận vào các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh, nằm ngang hàng với các loại nho ngoại nhập khẩu đâu phải là điều đơn giản! Ông đã thành công, và ông là người đầu tiên tạo dựng được thương hiệu cho một loại trái cây được mệnh danh "nữ hoàng của các loại trái cây". Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhất là khi đã hòa mình trong dòng chảy của nền kinh tế toàn cầu thì việc tạo dựng thành công một thương hiệu là vô cùng quan trọng. Ðã nhiều năm rồi, thương hiệu "Nho sạch Ba Mọi" đã tạo dựng được lòng tin nơi người tiêu dùng và tạo được ưu thế cạnh tranh với các loại nho ngoại nhập khác trong hệ thống các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh (tháng 12-2005, "Nho sạch Ba Mọi" đã được cấp dấu "Thực phẩm chất lượng 
an toàn vì sức khỏe cộng đồng " của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Hiện nay nho sạch Ba Mọi đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP).

Ninh Thuận được ví là vùng đất của cây nho. Vậy mà từ hàng chục năm nay Ninh Thuận chưa hề có được một ngành sản xuất rượu vang nho truyền thống. Trong khi đó, trái nho lại là nguyên liệu tuyệt hảo để sản xuất rượu vang. Ðiều đó khiến nông dân Nguyễn Văn Mọi ngày đêm trăn trở, nghĩ suy làm thế nào để nâng cao giá trị của cây nho bằng những sản phẩm được chế biến từ trái nho. Và ông đã chọn rượu vang nho để làm hướng đột phá. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương đứng ngoài cuộc chơi thì ông, một nông dân chính gốc, lại mạnh dạn đứng ra thành lập một cơ sở sản xuất rượu vang nho bán công nghiệp, thì quả là một chuyện khiến nhiều người bàn tán xôn xao.

Ðã từng có kinh nghiệm trong việc sản xuất thành công rượu vang nho bằng phương pháp thủ công, và được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận cùng với Phân viện Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã chuyển giao cho ông một dây chuyền "Sản xuất rượu vang nho gia đình" theo phương pháp bán công nghiệp, sản xuất theo quy trình công nghệ TCVN 7045-2002 tiêu chuẩn Việt Nam vào năm 2005. Thời gian đó cũng là lúc mà Trung tâm giống vật nuôi, cây trồng tỉnh Ninh Thuận lai tạo thành công giống nho Syrah, một giống nho không hạt chuyên dùng để sản xuất rượu vang, ông mừng còn hơn bắt được vàng. Chạy vạy khắp nơi vay vốn, từ ngân hàng cho đến những người thân trong gia đình gần một tỷ đồng để thực hiện ước mơ nâng cao giá trị của cây nho. Thế rồi, cuối năm 2005, một xưởng sản xuất rượu vang nho công suất 10 nghìn lít/năm, mang thương hiệu "Vang nho Phan Rang" ra đời trong sự hân hoan lẫn lo lắng của ông và cả gia đình.

Sau gần một năm chuẩn bị, vào dịp Tết năm 2006, sản phẩm rượu vang nho "Phan Rang" đã được tung ra thị trường và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng chẳng hề thua kém vang nho Ðà Lạt hay bất kỳ loại vang nho nội địa nào. Và điều quan trọng là vang nho mang thương hiệu "Phan Rang" đã được hệ thống siêu thị Co-op Mark hay Maxi - Mark chấp nhận đặt ngang hàng với các loại vang nho khác hiện có trong siêu thị.

Ðến giải thưởng Sao Thần nông

Người ta bảo rằng, Ba Mọi là một "Hai lúa" chịu chơi. Mà cũng đúng thiệt! Vì trong khi những nông dân khác chỉ biết bằng lòng cam phận với những gì mình đang có thì Ba Mọi cứ ngày đêm trăn trở làm sao để Ninh Thuận xứng danh "vương quốc nho" của Việt Nam. Ai cũng biết, ngoài việc dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu vang, trái nho còn chế biến được bao nhiêu là thứ. Nào là nho khô, mật nho, mứt nho, bột nho... Chính vì thế mà Ba Mọi không chỉ dừng lại việc sản xuất rượu vang mà còn nghĩ đến việc phải đa dạng hóa sản phẩm từ nho. Hiện ông đang liên hệ với các nhà khoa học trong cũng như ngoài tỉnh để giúp ông có được một dây chuyền sản xuất các sản phẩm kể trên. Và để có đủ nguyên liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, ông đã xây dựng cho mình một vùng chuyên canh nho syrah lên đến 4 ha nhằm nâng công suất xưởng sản xuất rượu vang lên 20 nghìn lít/năm, đồng thời trang trại nho của ông cũng đang trồng thử nghiệm những giống nho mới có chất lượng tương đương với các giống nho ngoại nhập như NH-0148, NH-01152, 

Black Queen, Sauvignone, Cabenet Savignon... Ðó là những giống nho ăn tươi hay dùng để chế biến nho khô hoặc bột nho có chất lượng cao, nhằm nâng cao giá trị thương phẩm của trái nho, mở ra một hướng làm giàu mới cho người trồng nho Ninh Thuận.

Với tất cả những gì mà hai lúa Nguyễn Văn Mọi làm được, tháng 7-2009, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trao tặng ông giải thưởng Sao Thần nông. Và ngày nay, khi về Ninh Thuận, chỉ cần bạn nói đến trang trại nho Ba Mọi thì bất kỳ người chạy xe ôm nào cũng biết. Và khi ra về, ai cũng để lại đó những dòng cảm phục một nông dân dám nghĩ, dám làm tất cả để vượt lên mọi khó khăn thách thức mở ra cho mình và gia đình một cơ hội làm giàu chính đáng.

Có thể bạn quan tâm

Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

16/05/2015
Thịt trong nước lao đao trước thịt ngoại Thịt trong nước lao đao trước thịt ngoại

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

16/05/2015
Quy hoạch để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến Quy hoạch để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

16/05/2015
Trồng rong sụn mô hình kinh tế mới tại Quảng Ninh Trồng rong sụn mô hình kinh tế mới tại Quảng Ninh

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

16/05/2015
Xã Ðông Minh (Thái Bình) quyết liệt không để tôm bệnh bùng phát thành dịch Xã Ðông Minh (Thái Bình) quyết liệt không để tôm bệnh bùng phát thành dịch

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.

16/05/2015