Hai Loài Gừng Mới Lộ Diện Tại Việt Nam

Newmania serpens N. S. Lý & Skornick và N. orthostachys N. S. Lý & Skornick là tên của hai loài gừng do các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Na Uy, Vườn Thực vật Singapore, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh phát hiện dưới những tán rừng bán thường xanh của cây họ Dầu ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.
Hai loài này thuộc giống gừng Newmania N. S. Lý & Skornick. Đặc điểm chung của chúng là thân giả khá yếu, hoa màu trắng tía, mọc từ thân rễ ngang mặt đất. Loài Newmania serpens có dạng thân bẹ yếu, độ cao cao tối đa có thể đến 100 cm, thường mang 10-15 lá, phiến lá mỏng, hình elip hẹp, gân lá nổi rất rõ, phát hoa thưa, yếu, mọc bò trường trên mặt đất, cánh môi màu tím với vệt đỏ tươi và các sọc trắng ở đáy và giữa phiến.
Ngược lạị, loài Newmania orthostachys có thân bẹ khỏe hơn, chiều cao 60-80 cm, mang 5-8 lá, phiến lá dày, hình trứng ngược elip, gân lá khó thấy, phát hoa bó chặt và mọc thẳng, cánh môi màu tím với các sọc trắng ở đáy và giữa môi.
Phát hiện của nhóm chuyên gia được đăng trên tạp chí chuyên ngành Taxon do Hiệp hội Phân loại Quốc tế xuất bản.
Gừng là một họ thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ bò ngang hoặc củ, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài. Từ xa xưa con người đã dùng gừng để làm cây cảnh, gia vị và thảo dược. Nghệ, riềng, gừng, đậu khấu, sa nhân là các thành viên quan trọng nhất trong họ Gừng.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có thế mạnh về trồng gừng, nhiều nông dân ở thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn - An Giang) vẫn kiên trì bám núi theo nghiệp trồng gừng, dù giá cả lên xuống thất thường.

Nhờ xuất khẩu thuận lợi đã kéo giá tôm nguyên liệu ở mức rất cao. Chiều 2-1, thương lái các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 320.000 đồng/kg; loại 30 con/kg, giá 250.000 đồng/kg; loại 40 con/kg, giá 220.000 đồng/kg…

Trong đó, chi phí thức ăn từ 10.500đ tăng lên 17.880đ (gấp 1,7 lần) do hầu hết nguyên liệu sản xuất thức ăn đều được nhập khẩu từ nước ngoài; chi phí lãi vay ngân hàng từ 500đ tăng lên 1.880đ (gấp 3,76 lần).

Trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, con tôm luôn là thế mạnh của Cà Mau. Những tháng cuối năm, giá tôm tăng cao, người nuôi tôm phấn khởi và tích cực đầu tư vào sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến các mô hình nuôi tôm bền vững như quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi tôm sinh thái (NTST).

Cá chình là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhưng lượng cá tự nhiên ngày càng khan hiếm. Nắm bắt được tình hình đó, một số nông dân ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình giống đạt lợi nhuận gấp bội so với nuôi cá thương phẩm.