Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha

Hải Lăng (Quảng Trị) là huyện có nhiều sông, hồ, đất trũng thấp và vùng cát rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản các loại. Những năm qua, người dân huyện Hải Lăng đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cá-lợn, cá-lúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bên cạnh nuôi cá theo hình thức truyền thống bán tự nhiên trên sông, gần đây người dân đã mạnh dạn nuôi cá chình trong bể (mô hình này thí điểm ở thôn Tân Hiệp, xã Hải Chánh có triển vọng tốt, bước đầu cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 70%). Mô hình thử nghiệm nuôi cá vược nước lợ tại xã Hải Khê đến nay đã được gần 5 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 0,45-0,5 kg/con. Nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản, hàng năm huyện Hải Lăng cũng đã thả gần 1 vạn con cá giống (mè, trôi, trắm, chép) tại hồ Nước Chè, thị trấn Hải Lăng.
Những năm gần đây, sản lượng cá nuôi của huyện đạt bình quân khoảng 700 tấn, trong đó cá chình chiếm khoảng 4,2 tấn. Song song với việc phát triển thủy sản nước ngọt thì diện tích nuôi tôm trên cát của huyện vẫn được duy trì khoảng 120 ha, trong đó Công ty CP 54 ha, sản lượng thu hoạch ước 2.300 tấn, tăng 500 tấn so năm 2012; sản lượng tôm nuôi của 2 xã Hải An, Hải Khê đạt 1.050 tấn, tăng 504 tấn so với năm trước. Năm 2013 là năm người nuôi tôm ở huyện Hải Lăng có lãi cao vì được mùa, được giá.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.

Năm 2014 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, xuất hiện nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, tính chất lây lan nhanh. Dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 13 xã thuộc 5 huyện làm 118 con gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 19 con lợn, 4 con bò.