Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha

Hải Lăng (Quảng Trị) là huyện có nhiều sông, hồ, đất trũng thấp và vùng cát rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản các loại. Những năm qua, người dân huyện Hải Lăng đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cá-lợn, cá-lúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bên cạnh nuôi cá theo hình thức truyền thống bán tự nhiên trên sông, gần đây người dân đã mạnh dạn nuôi cá chình trong bể (mô hình này thí điểm ở thôn Tân Hiệp, xã Hải Chánh có triển vọng tốt, bước đầu cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 70%). Mô hình thử nghiệm nuôi cá vược nước lợ tại xã Hải Khê đến nay đã được gần 5 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 0,45-0,5 kg/con. Nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản, hàng năm huyện Hải Lăng cũng đã thả gần 1 vạn con cá giống (mè, trôi, trắm, chép) tại hồ Nước Chè, thị trấn Hải Lăng.
Những năm gần đây, sản lượng cá nuôi của huyện đạt bình quân khoảng 700 tấn, trong đó cá chình chiếm khoảng 4,2 tấn. Song song với việc phát triển thủy sản nước ngọt thì diện tích nuôi tôm trên cát của huyện vẫn được duy trì khoảng 120 ha, trong đó Công ty CP 54 ha, sản lượng thu hoạch ước 2.300 tấn, tăng 500 tấn so năm 2012; sản lượng tôm nuôi của 2 xã Hải An, Hải Khê đạt 1.050 tấn, tăng 504 tấn so với năm trước. Năm 2013 là năm người nuôi tôm ở huyện Hải Lăng có lãi cao vì được mùa, được giá.
Có thể bạn quan tâm

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.