Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha

Hải Lăng (Quảng Trị) là huyện có nhiều sông, hồ, đất trũng thấp và vùng cát rộng lớn, có tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản các loại. Những năm qua, người dân huyện Hải Lăng đã tích cực chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang các mô hình nuôi chuyên cá, cá-lợn, cá-lúa, nuôi tôm và một số loại thủy sản mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).
Bên cạnh nuôi cá theo hình thức truyền thống bán tự nhiên trên sông, gần đây người dân đã mạnh dạn nuôi cá chình trong bể (mô hình này thí điểm ở thôn Tân Hiệp, xã Hải Chánh có triển vọng tốt, bước đầu cá sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 70%). Mô hình thử nghiệm nuôi cá vược nước lợ tại xã Hải Khê đến nay đã được gần 5 tháng, cá sinh trưởng, phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 0,45-0,5 kg/con. Nhằm bổ sung nguồn lợi thủy sản, hàng năm huyện Hải Lăng cũng đã thả gần 1 vạn con cá giống (mè, trôi, trắm, chép) tại hồ Nước Chè, thị trấn Hải Lăng.
Những năm gần đây, sản lượng cá nuôi của huyện đạt bình quân khoảng 700 tấn, trong đó cá chình chiếm khoảng 4,2 tấn. Song song với việc phát triển thủy sản nước ngọt thì diện tích nuôi tôm trên cát của huyện vẫn được duy trì khoảng 120 ha, trong đó Công ty CP 54 ha, sản lượng thu hoạch ước 2.300 tấn, tăng 500 tấn so năm 2012; sản lượng tôm nuôi của 2 xã Hải An, Hải Khê đạt 1.050 tấn, tăng 504 tấn so với năm trước. Năm 2013 là năm người nuôi tôm ở huyện Hải Lăng có lãi cao vì được mùa, được giá.
Có thể bạn quan tâm

Gà, vịt chết sau khi nhuộm vàng cho bắt mắt bằng hóa chất được các điểm kinh doanh bán ra thị trường, cung ứng cho quán cơm, nhà hàng…

Thanh long Bình Thuận đang bị khó đầu ra, bị ép giá và thậm chí một số nơi còn “đổ cho bò ăn”. Giải thích tình cảnh này, trong khi dư luận cho rằng do quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện diện tích trồng rau an toàn của TP Hà Nội đã đạt hơn năm nghìn ha và sản lượng đáp ứng gần 100% nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam, xuất khẩu điều năm 2015 có thể đạt hơn 300.000 tấn với trị giá 2,25 tỷ USD. Trong khi các mặt hàng khác như cà phê, gạo đều giảm cả về kim ngạch lẫn sản lượng.
Ngày 11/9, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm nay, do nhu cầu của thế giới tăng cao, nên giá tiêu xuất khẩu cao chưa từng thấy. Giá hạt tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 9.300 - 9.700 USD/tấn.