Hải Dương xúc tiến tiêu thụ nông sản thế mạnh

Với trên 60% diện tích đất nông nghiệp và trên 80% dân số sống ở nông thôn, tỉnh Hải Dương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp… Theo đó, Hải Dương có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như, hành, tỏi, cà rốt, hay cây ớt… có diện tích, sản lượng cũng rất lớn so với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt 3 sản phẩm đặc sản nông nghiệp của địa phương là vải, ổi và na đã tạo được thương hiệu và có sản lượng lớn…
Khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Cương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh: Mục đích cốt yếu của Hội nghị lần này là xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Việc phát triển năng suất, sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm rất quan trọng, nhưng song song với đó cần phải có thị trường, tạo đầu ra ổn định cho nông sản thì sản xuất, phát triển nông nghiệp mới phát huy giá trị kinh tế, bền vững, người dân mới yên tâm sản xuất… Chính vì vậy, tỉnh Hải Dương luôn mong muốn đẩy mạnh hợp tác, tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà phân phối, sản xuất liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Những năm qua, Hải Dương tập trung chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm như rau quả, gia vị, cây đặc sản trong đó phát triển những cây ăn quả có sản lượng lớn, giá trị kinh tế như dưa hấu, cam, ổi, na và đặc biệt là vải thiều.
Diện tích trồng vải của Hải Dương luôn giữ ổn định trong khoảng 11.000 ha với sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm… Hiện nay, quả vải Hải Dương có mặt khắp cả nước, các tỉnh phía Nam và đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ rất lớn (tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 50 – 60%). Mặc dù thị trường xuất khẩu chưa mở rộng, nhưng quả vải cũng đã có mặt ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Đông (vải thiều chế biến và cấp đông). Thị trường Trung Quốc chiếm 20% tổng sản lượng vải của Hải Dương…
Với ba loại quả thế mạnh là vải, ổi và na, những năm qua tỉnh Hải Dương đã thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, dự án nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung với cây vải, ổi, na giai đoạn 2012 – 2015… mang lại hiệu qủa kinh tế cao, lợi ích thiết thực cho người dân và các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các bên cũng đã chỉ ra những tồn tại cần khắc phục đối với các loại hoa quả, nông sản nói chung như công tác quy hoạch vùng sản xuất, sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, việc tiêu thụ hoa quả tươi là chủ yếu, tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch…
Ngoài ra, thương hiệu vải thiều Hải Dương và vải thiều Thanh Hà có những lúc bị lạm dụng danh tiếng, bị pha trộn nhiều loại vải khác nhau nên đã làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế…
Cùng với những hoạt động thiết thực xúc tiến tiêu thụ quả vải vụ mùa 2015, theo bà Vũ Thị Kim Phượng - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, để quả vải cũng như những loại quả khác tiêu thụ tốt, ổn định những năm tới thì địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu cho các loại trái cây chất lượng cao, nâng cao chất lượng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường công tác kết nối giao thương giữa các trung tâm tiêu thụ lớn nhất là thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (chiếm 50% thị trường vải nội địa). Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cung cấp và thông tin kịp thời về thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật…
Có thể bạn quan tâm

Việc Việt Nam tham gia TPP mở ra nhiều vận hội cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên thách thức lớn nhất đòi hỏi DN là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và năng suất lao động.

Tối nay nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Bộ Canh nông và Đại hội thi đua yêu nước ngành NNPTNT lần thứ IV, Bộ NNPTNT tổ chức lễ tuyên dương các nông dân tiêu biểu xuất sắc; trao giải “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ II và danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”.

“Tiêu chí môi trường đã đưa vào tiêu chí bắt buộc trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ngày 14.11.1945, phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì xác định: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp. Muốn giải quyết vấn đề canh nông cả về phương diện xã hội, cả về phương diện chuyên môn, cần phải có một cơ quan điều hành.

Đó là một trong những đánh giá của Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn - Ủy viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng CSXH Việt Nam trong buổi làm việc ngày 10.11 với Ban đại diện HĐQT chi nhánh ngân hàng này tại tỉnh Bình Thuận.