Hai công ty sử dụng chất cấm bị phạt 800 triệu đồng, đóng cửa một tháng

Cụ thể, Công ty Cổ phần TM SX Bắc Âu Mỹ (phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị phạt số tiền 470 triệu đồng kèm theo chế tài xử phạt bổ sung là đình chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vòng một tháng.
Trong đó, phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi sản xuất thức ăn bổ sung CP ADE Calcitin B12 có chứa chất cấm Sabutamol.
DN này còn bị phạt thêm số tiền 300 triệu đồng với hành vi sản xuất 10 loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời bị phạt 30 triệu đồng với lỗi vi phạm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không có phòng phân tích kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng thuê phân tích kiểm nghiệm sản phẩm.
Thanh tra Bộ NN và PTNT cũng đã quyết định xử phạt ở mức 140 triệu đồng đối với công ty TNHH Thuốc Thú y – Thủy sản Cường Phát đóng tại ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai về hành vi sản xuất thức ăn bổ sung CP ADE Calcitin B12 có chứa chất cấm Sabutamol.
Đồng thời, xử phạt công ty này về hành vi kinh doanh 10 loại thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam số tiền 200 triệu đồng.
Tổng cộng, công ty TNHH Thuốc Thú y – Thủy sản Cường Phát bị xử phạt số tiền 340 triệu đồng kèm theo chế tài phạt bổ sung là đình chỉ kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong vòng một tháng.
Thanh tra Bộ NN và PTNT cũng buộc DN này phải phối hợp với công ty CP TMSX Bắc Âu Mỹ để thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Theo kết quả giám sát chủ động của Cơ quan thú y vùng III về sự lưu hành mầm bệnh tai xanh, từ phân tích mẫu huyết thanh cho thấy, tại Hà Tĩnh tỷ lệ lưu hành vi-rút tai xanh lên tới 40%, tại Nghệ An là 11%.

Trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên và những biến động của xã hội, một phần do eo hẹp kinh tế, phần chạy theo cơ chế thị trường, giống gà Hồ dần bị mai một.