Hà Tĩnh xuất hiện dịch lở mồm long móng

Ngày 10.8, ông Bùi Thức Ngọc, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận, dịch lở mồm long móng xuất hiện trên đàn gia súc ở huyện này đã làm 29 con gia súc bị bệnh; trong đó có 4 con lợn và 1 con nghé bị chết buộc phải tiêu hủy.
Theo ông Ngọc, dịch lở mồm long móng được phát hiện tại gia đình ông Tôn Thất Bằng, xóm 3, xã Phương Điền, vào ngày 27.7, làm cho 1 con trâu và 1 con nghé bị bệnh; đến ngày 6.8, dịch đã lây lan sang 16 hộ dân khác tại 4 xóm của xã này khiến cho 29 con gia súc bị bệnh.
Ngay sau khi phát hiện dịch lở mồm long móng, UBND huyện Hương Khê đã ban hành công điện chỉ đạo địa phương có dịch triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 13-10, Tập đoàn Việt Úc (TP.Hồ Chí Minh), một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành sản xuất tôm giống - đã làm việc với tỉnh Đồng Nai về dự án đầu tư khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại xã An Phước (huyện Nhơn Trạch).

Nuôi tôm trên cát một thời đã mở ra hướng làm giàu mới đối với các hộ gia đình ở xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình). Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm trở lại đây, người nuôi tôm trên cát ở địa bàn xã Hải Ninh đang phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

9 tháng đầu năm, Trung tâm Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chăm sóc, nuôi giữ 8 loài cá bố mẹ gồm lăng nha, chép, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trê, rô phi, ếch.

“Vụ lúa trên đất nuôi tôm chỉ nên sản xuất ở những nơi đủ điều kiện, đừng quá rập khuôn theo kế hoạch để rồi dẫn đến thiệt hại không đáng có”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.