Hà Tĩnh Xin Trung Ương Hỗ Trợ 725 Tấn Giống Cây, 50 Ngàn Lít Hóa Chất

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Ảnh hưởng của bão số 10 và 11 trong thời gian qua gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân Hà Tĩnh.
Riêng lĩnh vực nông nghiệp, gió bão và mưa lớn làm ngập, hư hỏng 624,5 ha lúa mùa, hơn 3.000 ha ngô đông, 838 ha khoai lang, 2.500 ha rau màu các loại; gãy đổ hơn 600 ha cây cao su, hàng ngàn ha cây lâm nghiệp và cây ăn quả; hàng vạn con gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi; hàng ngàn ha ao hồ NTTS bị ngập tràn; nguy cơ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc...
Nhằm giúp bà con nông dân sớm khôi phục sản xuất, phòng chống dịch bệnh, Hà Tĩnh đề nghị BCĐ PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh 200 tấn giống ngô sản xuất vụ đông 2013 (các giống: VN2, MX2, MX4, MX10, LVN4, LVN10), 25 tấn giống rau sản xuất vụ đông (các giống cải củ Hà Nội, cải ngọt Quảng Phú, cải ngọt Nam Định, cải bẹ mào gà, cải xanh lá vàng, xà lách, đậu đũa) và 500 tấn giống lúa sản xuất vụ xuân 2014 (HT1, Bắc Thơm 7, RVT, N98/N87).
Về vật tư phòng chống dịch bệnh, tỉnh đề nghị hỗ trợ 50 ngàn lít hóa chất Bencokid để tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và 300 ngàn liều vắc xin dịch tả heo.
Có thể bạn quan tâm

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.