Hà Tĩnh triển khai đóng tàu vỏ thép

Trong đó có 26 tàu khai thác, 3 tàu hành nghề dịch vụ trên biển.
Để thực hiện đúng quy định, đóng tàu theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ NN-PTNT, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Đầu tư & phát triển VN (BIDV), Cty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy, Cty CP Cơ khí đóng tàu Nghệ An với 3 ngư dân Nguyễn Văn Truyền, Lê Văn Ất, Trần Quốc Rạng ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân).
Cả 3 tàu này được khởi công từ ngày 28/6. Dự kiến sau 150 ngày sẽ hạ thủy.
Ông Lê Đức Nhân, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết, chủ trương của tỉnh trước mắt là tập trung đóng 4 tàu cá vỏ thép trong đợt 1 để làm mẫu. Sau đó nếu phía thi công, chủ tàu thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng tốt, sẽ tiếp tục triển khai đóng mới toàn bộ số tàu còn lại.
"Các tàu cá đóng mới lần này có cùng một series và cùng nghề lưới rê, với chiều dài lớn nhất là 25,2 m, chiều rộng thiết kế 6,5 m, chiều cao mạn 3,1 m, công suất máy chính 811 CV, máy hiệu Mitshubishi Nhật Bản, sử dụng đủ cho 10 thuyền viên, hoạt động liên tục 1.500 hải lý với các hệ thống thiết bị máy móc, thông tin hàng hải hiện đại, đủ sức chứa lương thực, thực phẩm cho 20 ngày đêm đánh bắt liên tục trên biển. Chi phí đóng mới trên 15 tỷ đồng/tàu", ông Nhân nói.
Có thể bạn quan tâm

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hiện nay 12 nước trong TPP sản xuất hàng năm khoảng 113,7 triệu tấn lúa mỳ và 403 triệu tấn các loại ngũ cốc khác, thì sản lượng gạo chỉ đạt 45,3 triệu tấn, chiếm 8% trong cơ cấu sản xuất lương thực của khối này.

Dù đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi các con đặc sản trong những năm gần đây, song do nhu cầu ăn các con đặc sản sạch ngày một tăng lên, nên có thể nói, con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra thì vẫn mênh mông...

Các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một doanh nghiệp tại Hải Dương đang trộn chất vàng ô - chất ngoài danh mục được phép sử dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo đại diện Cục Chăn nuôi, đây là nồng độ chất cấm rất cao lấy từ mẫu nước tiểu của heo, lên đến 665 ppb (so với mức 2ppb quy định cho phép).