Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh

Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh
Ngày đăng: 26/07/2014

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Với diện tích 0,5 ha, anh Loan đã thả 20 vạn con tôm giống (mật độ 40con/m²). Sau 80 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm đạt 90 %; kích cỡ tôm đạt 56 con/kg, anh tiến hành thu hoạch được 3,3 tấn/0,5ha (Năng suất đạt 6,6 tấn/ha).

Tôm thu hoạch đều cỡ, sáng bóng được anh bán với giá 150.000 đồng/kg, thu được tổng số tiền là 495 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.

Sau gần 3 tháng theo dõi, chỉ đạo sát sao quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt anh Hoàng Xuân Kiên - cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: để nuôi thành công, người nuôi phải đầu tư tốt ao nuôi, điện lưới, máy móc và các thiết bị cần thiết khác.

Khâu chọn con giống đảm bảo chất lượng và việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi rất quan trọng. Sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần…

Trong quá trình nuôi cần định kỳ sử dụng men vi sinh, vitamin, khoáng chất sẽ hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh nên vừa tiết kiệm được chi phí vừa giải quyết được môi trường nước ao đảm bảo sạch.

Sự thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Thạch Đỉnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Từ đó tạo điều kiện cho bà con nông dân xã Thạch Đỉnh được tiếp cận khoa học kỹ thuật, tin tưởng, mạnh dạn, đầu tư phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa phương vận động bà con đầu tư xây dựng, nhằm phát huy một cách có hiệu quả hơn lợi thế về tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản sẵn có của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

23/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

23/04/2015
Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

23/04/2015
Gia trại ở Phong Sơn Gia trại ở Phong Sơn

Trong khi trang trại đang gặp khó khăn về diện tích, vốn đầu tư thì nhiều mô hình chăn nuôi gia trại tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

23/04/2015
Chè Việt Nam XK bị trả lại 'đã nghèo còn neo' Chè Việt Nam XK bị trả lại 'đã nghèo còn neo'

Chè Việt Nam XK đang vướng vào tình trạng “đã nghèo còn neo” khi giá XK vốn thấp, lại còn bị đối tác nước ngoài trả lại do tồn dư vượt mức cho phép hoạt chất thuốc BVTV, về đến cảng vẫn bị đánh thuế NK đến 40%.

23/04/2015