Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh

Hà Tĩnh Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Xã Thạch Đỉnh
Ngày đăng: 26/07/2014

Thạch Đỉnh là một trong những xã nghèo của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đầu năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã kết hợp với UBND xã Thạch Đỉnh xây dựng mô hình trình diễn "Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững trong ao đất có quạt nước" do anh Lê Văn Loan làm chủ mô hình.

Với diện tích 0,5 ha, anh Loan đã thả 20 vạn con tôm giống (mật độ 40con/m²). Sau 80 ngày thả nuôi, tỷ lệ sống của tôm đạt 90 %; kích cỡ tôm đạt 56 con/kg, anh tiến hành thu hoạch được 3,3 tấn/0,5ha (Năng suất đạt 6,6 tấn/ha).

Tôm thu hoạch đều cỡ, sáng bóng được anh bán với giá 150.000 đồng/kg, thu được tổng số tiền là 495 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí anh còn thu lãi trên 200 triệu đồng.

Sau gần 3 tháng theo dõi, chỉ đạo sát sao quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất lót bạt anh Hoàng Xuân Kiên - cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh cho biết: để nuôi thành công, người nuôi phải đầu tư tốt ao nuôi, điện lưới, máy móc và các thiết bị cần thiết khác.

Khâu chọn con giống đảm bảo chất lượng và việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nuôi rất quan trọng. Sau khi tôm thả nuôi được 20 ngày cần phải định kỳ bón vi sinh 1 lần/tuần…

Trong quá trình nuôi cần định kỳ sử dụng men vi sinh, vitamin, khoáng chất sẽ hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh nên vừa tiết kiệm được chi phí vừa giải quyết được môi trường nước ao đảm bảo sạch.

Sự thành công của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất có quạt nước, mật độ 40 con/m2 đã mở ra hướng đi mới hiệu quả cho nghề nuôi tôm ở xã Thạch Đỉnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Từ đó tạo điều kiện cho bà con nông dân xã Thạch Đỉnh được tiếp cận khoa học kỹ thuật, tin tưởng, mạnh dạn, đầu tư phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đây cũng là cơ sở để chính quyền địa phương vận động bà con đầu tư xây dựng, nhằm phát huy một cách có hiệu quả hơn lợi thế về tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản sẵn có của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Năng Suất Đạt Khá Thu Hoạch Tôm Càng Xanh Năng Suất Đạt Khá

Đến thời điểm này, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung nhiều ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Trí Lực và Thới Bình.

13/01/2014
Nuôi Cá Chình Lãi Cao Nuôi Cá Chình Lãi Cao

Toàn huyện Hồng Dân có 2,6 ha nuôi cá chình ở các xã Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Hòa, Vĩnh Lộc với 24 hộ nuôi. Sau 10 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 4 - 6 kg/con, giá bán cho thương lái từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, nông dân thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000 m2.

13/01/2014
Tất Bật Chăm Sóc Hoa Tết Tất Bật Chăm Sóc Hoa Tết

Cùng với phát triển các loại cây rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Triệu Thượng (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa vào trồng các loại hoa nhằm phục vụ thị trường Tết. Đây được đánh giá là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

26/12/2013
Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao Triển Vọng Nuôi Cá Lăng Chấm Trong Ao

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên triển khai dự án khoa học "Ứng dụng Công nghệ nuôi cá lăng chấm thương phẩm trong ao".

13/01/2014
Vài Nét Về Người Tạo Dựng Thương Hiệu “Sầu Riêng Ba Đảo” Vài Nét Về Người Tạo Dựng Thương Hiệu “Sầu Riêng Ba Đảo”

Có thể gọi ông Trương Văn Đảo (Ba Đảo), 63 tuổi, ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín (thị xã Phước Long - Bình Phước) là nông dân hiện đại, bởi không chỉ tâm huyết với nghề, ông còn xây dựng cho sản phẩm của mình thương hiệu riêng mang tên “sầu riêng Ba Đảo”. Hiện, sầu riêng của ông được bày bán tại hệ thống siêu thị Metro Cash&Carry và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

26/12/2013