Hà Tĩnh là nhân tố xây dựng nông thôn mới cần được nhân rộng

Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả tập trung trong mô hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hương Khê.
Trong chuyến công tác tại các tỉnh Bắc miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Tĩnh về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.
Báo cáo của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự với Thủ tướng và đoàn công tác về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015 cho thấy thành tích nổi bật của Hà Tĩnh trong thời kỳ này là tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức bình quân đạt 18,7%; trong đó, năm 2014 đạt 25,89%; 6 tháng đầu năm 2015 tăng 26,76% so với năm 2014, dự kiến năm 2015 tăng trên 28%; thuộc loại cao nhất cả nước.
Ở Hà Tĩnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, theo đó, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ trên 82%; nông, lâm ngư nghiệp dưới 18%. Dự kiến thu ngân sách năm 2015 ước đạt 15.000 tỷ đồng; Hà Tĩnh xếp thứ 6 toàn quốc về thu hút đầu tư nước ngoài và cũng là một trong 5 tỉnh đi đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.
Những thành tích của Hà Tĩnh 5 năm qua nhận được nhiều ý kiến đánh giá rất cao của đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương. Các bộ, ngành cũng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong bố trí nguồn ngân sách phục vụ công tác di dời, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư; xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, công trình hạ tầng an sinh xã hội tại các xã vùng ngập lụt; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...
Nắm tình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, lắng nghe ý kiến góp ý của đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, với cách làm chủ động, sáng tạo, quyết liệt, Hà Tĩnh sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế động lực của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
Điểm lại những kết quả của địa phương, Thủ tướng đánh giá 10 năm qua, Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhảy vọt, vượt bậc mà nổi bật là thành tích về kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 20% GDP.
Chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả cao với con số rất lớn là 8.700 mô hình được xây dựng, triển khai; Hà Tĩnh xứng đáng là nhân tố mới, cách làm mới để nhân rộng trên địa bàn cả nước.
Phân tích nguyên nhân, kết quả, Thủ tướng khẳng định thành tựu này có được là nhờ sự đoàn kết, nhất trí và những chủ trương, giải pháp đúng mà tỉnh đã đề ra. Chỉ rõ những tiềm lực dồi dào của vùng đất cách mạng Hà Tĩnh, Thủ tướng cho rằng, đây mới là những thành công bước đầu, bởi khi hoàn tất hệ thống hạ tầng công nghiệp, Hà Tĩnh hứa hẹn những chỉ số kinh tế còn cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý song song với chú trọng phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, Hà Tĩnh cần tiếp tục tăng cường hơn nữa về thu hút, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính; đặc biệt chú trọng đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ 2015; đồng thời cụ thể hóa kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm tới trên tinh thần quyết tâm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững hơn; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
“Chính phủ luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo các điều kiện thuận lợi để Hà Tĩnh tiếp tục phát triển làm cơ sở quan trọng phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và cả nước; nhất là ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm để Hà Tĩnh vươn lên, vững bước cùng cả nước trên con đường đổi mới và hội nhập” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Hà Tĩnh liên quan đến cơ chế, chính sách trong việc hỗ trợ vốn cho các công trình trọng điểm của địa phương, xây dựng các công trình hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục…
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, giúp nông dân yên tâm sản xuất, Đồng Tháp đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất để đưa nông sản vào hệ thống phân phối. Thế nhưng, trong khi các siêu thị có nhu cầu rất lớn đối với nhóm hàng rau, củ, quả tươi sống thì nông dân trong tỉnh lại chưa thể tham gia vào hệ thống này...

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.