Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.
Chúng tôi về xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà vào ngày những nắng như đổ lửa kèm theo gió lào làm rát da, rát thịt, các loại cây trồng ở nhiều địa phương đều khô héo, gường như đang chống chọi với khắc nhiệt của thiên tai, ấy vậy mà trên vùng đất cát bạc màu ven biển này "mầm xanh" luôn tốt và cho hiệu quả kinh tế cao.
Đây kết quả của Dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên vùng đất cát, bạc màu, hoang hóa vùng ven biển Hà Tĩnh" do Tổng công ty khoáng sản và Thương mại (KS&TM) Hà Tĩnh triển khai.
Vốn là vùng đất đang bị sa mạc hóa với một tốc độ chóng mặt, thiếu nước trầm trọng, bị bỏ hoang nhiều loài cây có khả năng chống chịu tốt nhất như: phi lao, keo…cũng khó bén rễ, nên không mấy ai tin các loài cây rau, củ, quả có thể nảy mầm ở nơi đây.
Ông Dương Tất Thắng, Tổng giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh nhớ lại: " Trước khi khảo sát triển khai Dự án nhìn bãi cát hoang hóa, nhiều người băn khoăn, bởi nhiều khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt mùa đông gió lớn mưa nhiều, mùa hè, nắng nóng nhiệt độ cao, có những thời điểm nhiệt độ lên đến 55 độ C nhưng được quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh đến cuối năm 2013 dự án bắt đầu bước vào triển khai.
Với 4 loại cây đưa vào trồng thử nghiệm: củ cải, cải bẹ, cải thảo và măng tây, trên diện tích 05 ha, mô hình được áp dụng công nghệ tiên tiến từ hệ thống tưới tiên tiến, sử dụng phân bón hữu cơ nên cây trồng phát triển tốt trên vùng đất cát hoang hóa này. Sau 2 tháng thu hoạch cải củ năng suất 26-30 tấn/ha, cải bẹ năng suất đạt 30 - 32 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt 200 triệu đồng/ha.
Những kết quả bước đầu mô hình trồng rau củ quả trên vùng đất cát bạc màu đã tạo niềm tin để Công ty tiếp tục du nhập nhiều giống cây trồng mới. Đến nay, đã khảo nhiệm 34 loại giống cây khác nhau, gồm: cà chua, cà rốt (giống của Việt Nam, Hàn Quốc, Hồng Kong), dưa chuột, bí xanh, bí đỏ, bí ngồi, tỏi lai, đậu củ, măng tây, dưa hấu, khoai lang, lạc, cà chua, ớt rau, mướp đắng…. các loại cây trồng đều thích ứng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao trên diện tích khảo nghiệm và cho hiệu quả cao.
Hiện nay các sản phẩm rau của quả đã ký hợp đồng với các siêu thị như: BigC, Metro, Ocean Mart… và các cửa hàng cung ứng rau củ quả trong vào ngoài tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.700 ha đất cát ven biển, trong đó có 670 ha đất thể trồng rau, củ quả. Thời gian tới, Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh triển khai nhân rộng mô hình rau củ quả trên 200 ha tại các địa phương ở các huyện: xã Xuân Thành, Cổ Đạm huyện Nghi xuân; xã Thạch Trị, Thạch Văn, huyện Thạch Hà; xã Cẩm Dương, Cẩm Hòa, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên và xã Kỳ Phú, Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, với sản phẩm chủ lực như: măng tây, củ cải, cải bẹ, cải thảo, cà chua, cà rốt.
Thành công bước đầu mô hình trồng rau củ quả trên vùng đất cát bạc màu đã mở ra hướng đi mới làm giàu mới cho người dân vùng ven biển Hà Tĩnh.
Có thể bạn quan tâm

Việc trồng xen ca cao trong vườn cây lâu năm như tiêu, điều, cà phê… vừa giúp cây trồng chính tăng năng suất, vừa giúp nông dân có thêm thu nhập từ cây ca cao. Tuy nhiên, sau 40 năm có mặt tại Việt Nam, cây ca cao hiện vẫn bị cho là cây trồng mới, nông dân không quan tâm chăm sóc, phát triển vườn.

Chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý trên cả nước, trong đó trọng tâm là vùng ĐBSCL với việc chuyển đổi thời vụ lúa Hè Thu và tăng diện tích lúa Thu Đông.

Nhằm tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã triển khai sâu rộng một số kĩ thuật canh tác lúa cải tiến. Để đông đảo người dân chấp nhận và thực hiện kỹ thuật này, công tác tuyên truyền cần được ngành chức năng làm tốt hơn nữa

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.