Hà Tĩnh Được Mùa, Được Giá Vụ Tôm Cuối Năm

Với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất một cách hợp lý, những người nuôi tôm ở Hà Tĩnh đã có một vụ mùa bội thu.
Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, tại Hà Tĩnh cũng đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất cao từ 15 - 20 tấn/ha/vụ và nhiều mô hình thành công ngay trong các vùng dịch bệnh trong ao đất (năng suất 7 - 8 tấn/ ha/vụ).
Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đa phần thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích trung bình từ 6-10 ha, trong đó được chia thành nhiều ao nuôi . Tất cả các ao được vỗ bờ, đáy bằng xi măng và bột đá, cống thoát nước được đặt giữa đáy để thuận tiện cho việc thu gom toàn bộ chất thải để đưa ra ngoài.
Mức nuôi tôm trung bình của các hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh vào khoảng 2,5 triệu con/vụ, với mật độ thả 85 con/m2, khi thu hoạch đạt năng suất 13 tấn/ha/vụ. Với giá bán dao động 150.000 - 180.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, người nông dân thu được lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha.
Để đạt được kết quả trên, bắt buộc bà con phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Mô hình nuôi nằm trong vùng quy hoạch, áp dụng nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, con giống nguồn gốc rõ ràng từ các công ty sản xuất giống có uy tín và đảm bảo chất lượng được kiểm dịch theo quy chuẩn và sạch bệnh. Thực hiện thả nuôi theo đúng lịch thời vụ được cơ quan quản lý ban hành.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/ha-tinh-duoc-mua-duoc-gia-vu-tom-cuoi-nam-2014120810290396011ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Những con trai sau khi banh miệng bằng kẹp nhựa, được xếp vào hai cái khay để mang đặt lên hai chiếc bàn đã xếp đầy dụng cụ: một giá đỡ inox; bộ dụng cụ dao, panh nhỏ xíu. Những người thợ thoăn thoắt như làm xiếc để ép loài huyết dụ… nhả ngọc!

Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Khoảng 15h30’, ngày 3-2, tại bãi biển thuộc xã Minh Châu (Vân Đồn - Quảng Ninh), một con cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 5 mét bị mắc cạn.

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.