Hà Tĩnh Được Mùa, Được Giá Vụ Tôm Cuối Năm

Với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất một cách hợp lý, những người nuôi tôm ở Hà Tĩnh đã có một vụ mùa bội thu.
Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, tại Hà Tĩnh cũng đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát cho năng suất cao từ 15 - 20 tấn/ha/vụ và nhiều mô hình thành công ngay trong các vùng dịch bệnh trong ao đất (năng suất 7 - 8 tấn/ ha/vụ).
Các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đa phần thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích trung bình từ 6-10 ha, trong đó được chia thành nhiều ao nuôi . Tất cả các ao được vỗ bờ, đáy bằng xi măng và bột đá, cống thoát nước được đặt giữa đáy để thuận tiện cho việc thu gom toàn bộ chất thải để đưa ra ngoài.
Mức nuôi tôm trung bình của các hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh vào khoảng 2,5 triệu con/vụ, với mật độ thả 85 con/m2, khi thu hoạch đạt năng suất 13 tấn/ha/vụ. Với giá bán dao động 150.000 - 180.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, người nông dân thu được lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha.
Để đạt được kết quả trên, bắt buộc bà con phải tuân thủ nghiêm quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi. Mô hình nuôi nằm trong vùng quy hoạch, áp dụng nuôi tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường, con giống nguồn gốc rõ ràng từ các công ty sản xuất giống có uy tín và đảm bảo chất lượng được kiểm dịch theo quy chuẩn và sạch bệnh. Thực hiện thả nuôi theo đúng lịch thời vụ được cơ quan quản lý ban hành.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/ha-tinh-duoc-mua-duoc-gia-vu-tom-cuoi-nam-2014120810290396011ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Trước yêu cầu khống chế các loại dịch bệnh gây hại trên lúa, đặc biệt là dịch rầy nâu, ngành nông nghiệp đề ra giải pháp gieo sạ đồng loạt, tập trung để né rầy. Điều này kéo theo là thời vụ thu hoạch lúa cũng tập trung, trong khi đó máy gặt đập liên hợp trong vùng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của nông dân

UBND tỉnh Bến Tre vừa có văn bản cho phép các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, người nuôi tôm… trong tỉnh được phép nhập tôm giống và thả nuôi tôm trở lại kể từ ngày 1-6. Như vậy sau hơn 1 tháng tạm ngưng thả giống do tình trạng dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt, nay môi trường nuôi đã ổn định, thời tiết thuận lợi… nên tỉnh cho phép thả nuôi nhằm tăng cường nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong thời gian tới.

Nhiều nơi ở Mỹ, nông dân đã thực hiện việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng bằng các biện pháp tự nhiên, thay vì dùng hóa chất thuốc trừ sâu.

Sản phẩm từ dừa cũng giống như các loại hàng hóa trên thị trường, giá cả của nó tuân theo quy luật cung - cầu. Khi giá dừa đột nhiên xuống thấp, người đầu tiên bị giảm thu nhập, đời sống khó khăn là nông dân trồng dừa.

Đến hẹn lại lên, tháng 6 này, người dân thôn Bách Tính, xã Nam Hồng (Nam Trực, Nam Định) lại háo hức đón chờ Euro đúng vào vụ thu hoạch lúa đang ở cao trào .