Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản

Tàu câu cá ngừ YANMAR 01 là mô hình hợp tác giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ.
Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy, thuộc Đại học Nha Trang vừa phối hợp cùng Công ty Yanmar (Nhật Bản) tổ chức hạ thủy và chạy thử thành công chiếc tàu mẫu vỏ composite chuyên dùng câu cá ngừ đại dương, ký hiệu YANMAR 01.
Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.
Tàu được thiết kế theo mẫu tàu của Nhật Bản, dài hơn 18m, rộng 4,5m và cao 2,5m, máy chính công suất 350CV, hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 8. Kết quả thử nghiệm, tàu đạt tốc độ trung bình hơn 11,5 hải lý/ giờ, đáp ứng yêu cầu của tàu câu cá ngừ đại dương.
Tàu YANMAR 01 có 9 hầm bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng hệ thống dự trữ nhiên liệu, nước ngọt đảm bảo cho tàu và 8 thuyền viên hoạt động liên tục trong 20 ngày trên biển.
TS. Nguyễn Văn Đạt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy - Đại học Nha Trang cho biết, tàu bằng vỏ composite có giá thành thấp hơn tàu vỏ thép, có thể sử dụng đến 30 năm và rất tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì hằng năm.
“Mục tiêu của Yanmar làm chiếc tàu đầu tiên này bước đầu triển khai quy trình khai thác, bảo quản cá ngừ theo chuỗi. Sau quá trình thử nghiệm nếu thành công sẽ được Yanmar triển khai trên diện rộng. Tàu dùng chất liệu và công nghệ mới có thể không cải thiện số lượng cá, nhưng quan trọng nhất là bảo quản tốt được lượng cá câu được”, TS. Đạt cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Tốp 10 chuỗi nhà hàng có doanh số lớn nhất (trong đó có Red Lobster, Applebee’s, Outback Steakhouse, TGI Friday’s, Chili’s và Olive Garden) là đối tượng mua thủy sản lớn nhất của Mỹ. Do người Mỹ ngày càng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh nên hải sản là đang được ưa chuộng trên thực đơn các nhà hàng.

Tỷ lệ cá da trơn bị bệnh đã tăng lên trong vùng nuôi trồng chính ở phía đông bắc Trung Quốc kể từ tháng 5 và chưa có nhiều cải thiện trong tháng 6. Kết quả là giá cá da trơn tăng cao tại chợ thủy sản Baishazhou Vũ Hán, từ đó kích thích người nông dân Hồ Bắc nuôi cá da trơn .

Chắc chắn thị trường Nga sẽ phải thay thế cá hồi NK để cung cấp cho các kênh bán hàng hiện có, nhưng sẽ rất khó nếu không có cá từ Na Uy. Không phải cái gì có thể thay thế trực tiếp. Cá hồi tươi Na Uy là ví dụ. Thủy sản đông lạnh từ Chile có khả năng đi vào thị trường Nga với khối lượng lớn hơn, nhưng điều này không thay thế trực tiếp cho cá Na Uy tươi.

Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.