Hạ Thủy Và Chạy Thử Tàu Cá Hợp Tác Với Nhật Bản

Tàu câu cá ngừ YANMAR 01 là mô hình hợp tác giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ.
Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy, thuộc Đại học Nha Trang vừa phối hợp cùng Công ty Yanmar (Nhật Bản) tổ chức hạ thủy và chạy thử thành công chiếc tàu mẫu vỏ composite chuyên dùng câu cá ngừ đại dương, ký hiệu YANMAR 01.
Mẫu tàu YANMAR 01 do Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty Yanmar, thí điểm dùng tàu vỏ composite. Đây là mô hình hợp tác khai thác cá ngừ đại dương giữa công ty Yanmar và ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ.
Tàu được thiết kế theo mẫu tàu của Nhật Bản, dài hơn 18m, rộng 4,5m và cao 2,5m, máy chính công suất 350CV, hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 8. Kết quả thử nghiệm, tàu đạt tốc độ trung bình hơn 11,5 hải lý/ giờ, đáp ứng yêu cầu của tàu câu cá ngừ đại dương.
Tàu YANMAR 01 có 9 hầm bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng hệ thống dự trữ nhiên liệu, nước ngọt đảm bảo cho tàu và 8 thuyền viên hoạt động liên tục trong 20 ngày trên biển.
TS. Nguyễn Văn Đạt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chế tạo tàu thủy - Đại học Nha Trang cho biết, tàu bằng vỏ composite có giá thành thấp hơn tàu vỏ thép, có thể sử dụng đến 30 năm và rất tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bảo trì hằng năm.
“Mục tiêu của Yanmar làm chiếc tàu đầu tiên này bước đầu triển khai quy trình khai thác, bảo quản cá ngừ theo chuỗi. Sau quá trình thử nghiệm nếu thành công sẽ được Yanmar triển khai trên diện rộng. Tàu dùng chất liệu và công nghệ mới có thể không cải thiện số lượng cá, nhưng quan trọng nhất là bảo quản tốt được lượng cá câu được”, TS. Đạt cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15-7, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và giải pháp thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là hạn chế tác hại của việc sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai.

Phát triển Đề án “2 con, 1 cây” (gà, cây dược liệu, tôm), hiện huyện có 445 hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích 1.355ha, tăng 96% so với năm 2014. Trong đó, nuôi bán thâm canh 124 hộ, nuôi quảng canh 321 hộ.

ThS. Lê Văn Bảo Duy và nhóm nghiên cứu Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Nông Lâm Huế vừa nghiên cứu thành công quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá dìa quanh năm với tỉ lệ sống cao, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nghề nuôi cá dìa nói riêng và sản xuất giống cá nói chung tại Thừa Thiên Huế.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau Nguyễn Thành Huy nhận định, mấy năm gần đây, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và tôm nuôi không xảy ra theo quy luật mùa như trước đây mà bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu chủ quan, lơ là, ngay lập tức dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

Đã 10 năm và cũng đã 10 vụ nuôi nghêu thịt của Hợp tác xã (HTX) Nuôi nghêu Đất Mũi (Cà Mau) được thả giống, nhưng chưa vụ nào thành viên của HTX phấn khởi như vụ nghêu năm nay. Bởi lượng nghêu thịt đến khi thu hoạch ít bị hao hụt, năng suất đạt cao, giá thành ổn định và tình hình khai thác nghêu trái phép cũng được lắng đọng. Đây là tín hiệu phấn khởi cho vùng bãi nghêu Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.