Hà Quảng Hơn 6 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2014, huyện Hà Quảng đầu tư 6 tỷ 506 triệu đồng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trong đó, hỗ trợ 13.606 giống lúa lai (Syn6, Thục hưng 6 và Đại dương 1) thực hiện 453,544 ha, với 2.584 hộ tại các xã: Phù Ngọc, Đào Ngạn, Nà Sác, Trường Hà, Quý Quân, Sóc Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Tổng Cọt và thị trấn Xuân Hòa; hỗ trợ 204,099 tấn phân bón NPK.
Thực hiện mô hình nuôi lợn nái 200 con cho 3 xã: Lũng Nặm, Vân An, Thượng Thôn, với tổng số tiền 621 triệu đồng; hỗ trợ 50 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Có thể bạn quan tâm

Xã Ma Thì Hồ được thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân cư của 3 xã Mường Mươn, Si Pa Phìn và Huổi Lèng. Sau 8 năm thành lập, Ma Thì Hồ vẫn thuộc diện xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, nên rất cần sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước.

Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó có 300.000 tấn phải nhập từ nước ngoài nhưng chỉ có 100.000 tấn là cá tươi, 200.000 tấn đông lạnh. Các nước xuất khẩu cá sang thị trường Nhật đã có tới 80% ngư dân sử dụng thiết bị và công nghệ của Nhật Bản.

Sau khi sụt giảm liên tiếp từ đầu năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản trong quý II đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt cao nhất là 21,4% trong tháng 5 và tăng 1% trong tháng 6 nên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm từ những tháng đầu năm.

Nhờ sản lượng cao, giá khá tốt nên giá trị sản xuất vải thiều toàn tỉnh năm 2014 đạt khoảng 2.368 tỷ đồng (112,7 triệu USD). Nếu tính tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ (ngân hàng, vận tải, thùng xốp, đá cây, khách sạn... ), tổng doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.068 tỷ đồng.

Cá tra là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất khẩu mặt hàng này giảm, đặc biệt thị trường Châu Âu giảm rất mạnh.