Hà Nội Tập Trung Nâng Cao Chất Lượng Bò Giống

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.
Theo Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, tính đến tháng 9/2014 tổng đàn bò sữa của TP là 13.880 con với 3.156 hộ chăn nuôi, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng sữa đạt 100,5 tấn/ngày. Bò sữa chủ yếu được nuôi ở hai huyện Ba Vì và Gia Lâm. Năng suất sữa đạt 4.700kg/chu kỳ.
Về chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản có 128.938 con với hơn 79.000 hộ chăn nuôi. Theo nhận định, Hà Nội là thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn về sữa và thịt bò nhưng hiện nay ngành chăn nuôi bò của Thủ đô mới đáp ứng được 9,6% nhu cầu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện nay TP đã và đang triển khai nhiều chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt còn thấp so với yêu cầu sản xuất (hiện mới đạt 44%).
Đồng thời chưa hình thành vùng sản xuất giống tập trung. Do đó, nhiệm vụ của ngành chăn nuôi bò TP trong thời gian tới là tập trung nâng cao chất lượng giống bò, trong đó phát huy mạnh mẽ ưu thế lai và phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/8/2015, Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã tham dự Đại hội.
Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Làm thế nào để người dân nâng cao hiệu quả và năng suất, thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản (ntts) tỉnh - đó là trăn trở của các cán bộ chuyên trách địa phương và của các chuyên gia lâu năm trong ngành ntts.

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.
Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.