Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn

Tại lớp tập huấn, bà con nông dân đã được thạc sĩ Nguyễn Đức Hạnh – giảng viên Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ hướng dẫn những kiến thức cơ bản về chiến lược sản phẩm, đánh giá thị trường, phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó là những nội dung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trong đó cụ thể là quy trình, cách thức xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, lớp tập huấn này có nhiều điểm mới so với các đợt tập huấn trước đây bởi bà con nông dân đã liên kết vào tổ chức Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn. Mục đích chính của lớp học là nhằm giúp cho người trồng nhãn muộn nâng cao kỹ năng nắm bắt thông tin, sản xuất theo định hướng thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức hiện có 60 hội viên với diện tích 50ha. Sản lượng nhãn chín muộn thu hoạch mỗi năm đạt 300 – 400 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.