Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn

Tại lớp tập huấn, bà con nông dân đã được thạc sĩ Nguyễn Đức Hạnh – giảng viên Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ hướng dẫn những kiến thức cơ bản về chiến lược sản phẩm, đánh giá thị trường, phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó là những nội dung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trong đó cụ thể là quy trình, cách thức xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, lớp tập huấn này có nhiều điểm mới so với các đợt tập huấn trước đây bởi bà con nông dân đã liên kết vào tổ chức Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn. Mục đích chính của lớp học là nhằm giúp cho người trồng nhãn muộn nâng cao kỹ năng nắm bắt thông tin, sản xuất theo định hướng thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức hiện có 60 hội viên với diện tích 50ha. Sản lượng nhãn chín muộn thu hoạch mỗi năm đạt 300 – 400 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo GS Trần Đình Long, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm.

Mặc dù luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều nhưng hiện các doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nỗi lo thiếu nguyên liệu để chế biến.

Đến nay, nông dân trong tỉnh Phú Yên đã xuống giống 5.100ha lúa vụ mùa (vụ 10-12), cây lúa đang trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi. Hiện nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân chăm sóc lúa vụ mùa.

Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ vừa thanh tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè tại địa bàn huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Tân Sơn và Yên Lập. Qua kiểm tra và phân tích các mẫu chè búp tươi đều không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện tại 1 quả dừa sáp có thể mua gần nửa tạ thóc nên bà con trồng dừa rất phấn khởi, nhiều người làm giàu nhờ trồng dừa sáp.