Hà Nội tập huấn kỹ năng nắm bắt thị trường cho người trồng nhãn

Tại lớp tập huấn, bà con nông dân đã được thạc sĩ Nguyễn Đức Hạnh – giảng viên Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ hướng dẫn những kiến thức cơ bản về chiến lược sản phẩm, đánh giá thị trường, phân phối sản phẩm.
Bên cạnh đó là những nội dung về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trong đó cụ thể là quy trình, cách thức xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho biết, lớp tập huấn này có nhiều điểm mới so với các đợt tập huấn trước đây bởi bà con nông dân đã liên kết vào tổ chức Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn. Mục đích chính của lớp học là nhằm giúp cho người trồng nhãn muộn nâng cao kỹ năng nắm bắt thông tin, sản xuất theo định hướng thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức hiện có 60 hội viên với diện tích 50ha. Sản lượng nhãn chín muộn thu hoạch mỗi năm đạt 300 – 400 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".

Mỗi năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bắt tay vào sên vét ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, cứ đến mùa sên vét lại xảy ra bao nỗi lo về kiểm soát dịch bệnh, bởi lịch sên vét ao đầm vẫn chưa được thống nhất, quá nhiều bất cập, khiến vấn đề này cứ mãi luẩn quẩn chưa có lối ra.

Tại một số vựa thu mua ốc bươu vàng ở huyện Long Mỹ và Vị Thủy (Hậu Giang), hiện giá ốc bươu vàng làm sạch ruột có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 2.000 so với cùng kỳ năm 2013. Trung bình mỗi vựa thu mua được trên 5 tấn ốc/ngày.

Tham dự buổi tập huấn có gần 120 học viên là nông dân chuyên ương, nuôi cá tra; thành viên câu lạc bộ nuôi trồng thủy sản VietGAP; hợp tác xã và các công ty, doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh.

Huyện Trà Cú, là địa bàn có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất nhất tỉnh Trà Vinh với diện tích hơn 1.200 ha. Hiện nay, do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá lóc chưa hoàn chỉnh nên chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không được thả nuôi ổ ạt, tránh ô nhiễm môi trường.