Hà Nội Phát Triển Diện Tích Nuôi Thả Thủy Sản Chuyên Canh

Hai tháng đầu năm, nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội vừa tập trung thu hoạch vụ thủy sản trước Tết Nguyên đán, đồng thời chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đầu năm.
Tháng Hai, vừa là tháng thu hoạch cao điểm trong năm do đúng vào dịp tết Nguyên đán, và cũng là tháng triển khai nuôi trồng vụ mới, vì vậy sản lượng đánh bắt và diện tích nuôi trồng đều tăng.
Ước sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng Hai đạt trên 7.850 tấn, tăng 2% so với tháng trước, chủ yếu là sản lượng thu hoạch từ nuôi thả với 7.667 tấn tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác không đáng kể.
Để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới đạt được sản lượng cao, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Sở NN& PTNT đã cùng với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con các biện pháp phòng chống rét cho đàn con nuôi; đặc biện chăm sóc cho đàn cá bố mẹ, chuẩn bị các điều kiện cho sinh sản, nhằm chủ động nguồn con giống.
Cùng với đó,thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng nhằm xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa. Nhờ vậy mà ngành thủy sản của Hà Nội đã có nhiều mô hình chuyên canh hàng hóa mới, với quy mô tập trung lớn ở nhiều địa phương. Cùng với đó, Hà Nội đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học trong nuôi thả, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao sản lượng thủy sản.
Trong 2 tháng, các cơ quan chức năng và địa phương trên địa bàn đã tổ chức 2 lớp hướng dẫn về ngăn ngừa, kiểm soát thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; 1 lớp hướng dẫn quản lý chất lượng giống thủy sản và 1 lớp hướng dẫn hệ thống văn bản quản lý nuôi thủy sản thương phẩm tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa.
Nhờ đó, tháng 2 vào tháng nghỉ Tết nhưng diện tích nuôi thủy sản của bà con vẫn tăng, ước đạt 1.940ha. Tính chung 2 tháng đầu năm, nông dân ngoại thành Hà Nội đã nuôi thả được 38.88 ha tăng 6% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hữu Tài, giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ và XK thanh long Dương Xuân cho biết, nhờ thị trường XK thanh long sang Trung Quốc khởi sắc, các DN XK thanh long liên tiếp nhận được những đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng thanh long ruột đỏ nên họ không ngừng đẩy giá lên. Ngoài ra, nguyên nhân tăng giá còn do diện tích thanh long ruột đỏ còn hạn chế.

NM được xây dựng trên diện tích gần 5 ha (giai đoạn 1), trong đó nhà xưởng 18.600 m2, được lắp đặt thiết bị tiên tiến nhất do Mỹ, Nhật Bản và châu Âu chế tạo, với tổng vốn đầu tư trên 170 tỷ đồng, công suất chế biến 5.000 tấn tôm thành phẩm/năm, tạo việc làm cho 750 lao động, doanh thu XK khoảng 50 - 60 triệu USD.

Chương trình phát triển đàn bò sữa từng gánh nhiều vấp ngã và chỉ trích. Tuy nhiên, sự vực dậy của ngành chăn nuôi bò sữa qua hơn một thập kỷ có mặt tại Việt Nam đang tái khẳng định tinh thần của chính sách này không hề chệch hướng.

6 tháng đầu năm, giá phân bón thế giới lẫn trong nước đều có xu hướng giảm. Các đơn vị sản xuất phân đạm trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, bù chi phí cho quy định siết chặt tải trọng từ tháng 4/2014…

Qua 3 năm thực hiện, có 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm nông nghiệp, trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%), 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp.