Hà Nội Phát Triển Diện Tích Nuôi Thả Thủy Sản Chuyên Canh

Hai tháng đầu năm, nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội vừa tập trung thu hoạch vụ thủy sản trước Tết Nguyên đán, đồng thời chủ động các điều kiện cho sản xuất vụ đầu năm.
Tháng Hai, vừa là tháng thu hoạch cao điểm trong năm do đúng vào dịp tết Nguyên đán, và cũng là tháng triển khai nuôi trồng vụ mới, vì vậy sản lượng đánh bắt và diện tích nuôi trồng đều tăng.
Ước sản lượng thủy sản thu hoạch trong tháng Hai đạt trên 7.850 tấn, tăng 2% so với tháng trước, chủ yếu là sản lượng thu hoạch từ nuôi thả với 7.667 tấn tăng 3,1% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản khai thác không đáng kể.
Để chuẩn bị cho vụ sản xuất mới đạt được sản lượng cao, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Sở NN& PTNT đã cùng với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con các biện pháp phòng chống rét cho đàn con nuôi; đặc biện chăm sóc cho đàn cá bố mẹ, chuẩn bị các điều kiện cho sinh sản, nhằm chủ động nguồn con giống.
Cùng với đó,thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng nhằm xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa. Nhờ vậy mà ngành thủy sản của Hà Nội đã có nhiều mô hình chuyên canh hàng hóa mới, với quy mô tập trung lớn ở nhiều địa phương. Cùng với đó, Hà Nội đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học trong nuôi thả, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao sản lượng thủy sản.
Trong 2 tháng, các cơ quan chức năng và địa phương trên địa bàn đã tổ chức 2 lớp hướng dẫn về ngăn ngừa, kiểm soát thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; 1 lớp hướng dẫn quản lý chất lượng giống thủy sản và 1 lớp hướng dẫn hệ thống văn bản quản lý nuôi thủy sản thương phẩm tại xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa.
Nhờ đó, tháng 2 vào tháng nghỉ Tết nhưng diện tích nuôi thủy sản của bà con vẫn tăng, ước đạt 1.940ha. Tính chung 2 tháng đầu năm, nông dân ngoại thành Hà Nội đã nuôi thả được 38.88 ha tăng 6% so với cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Báo Hải quan dẫn thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết, hiện tại việc xuất nhập khẩu hàng hóa với phía Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Thủ tục tờ khai chỉ mất từ 3 - 5 phút. Tuy nhiên, dưa hấu không thể vận chuyển sang bằng xe tải với số lượng lớn mà phải chuyển từng quả từ xe này sang xe kia nên mới diễn ra tình trạng ùn ứ hiện nay.

Mô hình do Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, thực hiện từ tháng 2-12/2014. Nông dân tham gia trồng dưa hấu được hỗ trợ 50% chi phí mua giống và kỹ thuật trồng theo hướng giảm lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 3 giống dưa được trồng thí điểm là Mặt Trời Đỏ, Xuân Lan và Thành Long 522.

Mặc dù giá mủ cao su trong 6 tháng cuối năm 2014 giảm sâu và hiện nay ở mức trên dưới 30 triệu đồng/tấn, nhưng trong năm 2014 Cty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước) có giá bán bình quân 38 triệu/tấn, trong khi giá thành là 33 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng/tấn. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng. Nộp ngân sách 69 tỷ đồng.

Bởi dịp này, lượng người mua đã tăng đột biến, nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn tới tấp bay về: “Lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng nấm. Thị trường có lúc lên, lúc xuống nên mình phải chủ động để nguồn hàng không bị ứ đọng.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, những năm gần đây, cứ chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch là Bộ Tài chính lại công bố giá thành SX lúa của các địa phương khu vực ĐBSCL. Cụ thể, giá thành SX lúa bình quân ở khu vực trong vụ đông xuân 2014-2015 là 3.417 đồng/kg.