Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Phát Triển Chăn Nuôi Hàng Hóa

Hà Nội Phát Triển Chăn Nuôi Hàng Hóa
Ngày đăng: 21/03/2012

Năm 2011 chăn nuôi Hà Nội đạt được một số thành tựu đáng kể. Về phát triển chăn nuôi bò sữa: Đã xây dựng được 8 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm. Tại các xã này, số lượng bò sữa, sản lượng sữa và quy mô chăn nuôi bò sữa tăng nhanh trong năm 2011. Số lượng bò sữa tại thời điểm tháng 11/2010 là 6.782 con, đến cùng kỳ năm 2011 là 7.582 con chiếm 78,44% tổng số bò sữa toàn thành phố, tăng 800 con (tốc độ tăng đàn 11,8%/năm). 
Số hộ chăn nuôi bò sữa tăng từ 2.275 hộ lên 2.351 hộ (tăng 76 hộ) quy mô chăn nuôi bò sữa tăng từ 2,98 con/hộ lên 3,22 con/hộ; Sản lượng sữa tăng từ 46.000 kg/ngày lên 65.760 kg/ngày, chiếm 79,22% tổng sản lượng sữa của Hà Nội. Trong khi số lượng bò sữa ngoài vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm trên địa bàn TP giảm thì bò sữa ở trong vùng tăng mạnh về cả chất lượng và số lượng. Như vậy, giá trị từ bò và sữa tăng thêm năm 2011 là 115 tỷ đồng.

Về phát triển chăn nuôi bò thịt: Đối với chăn nuôi bò thịt, năm 2011 đã xây dựng được 5 xã trọng điểm là xã Minh Châu- Ba Vì, Đồng Tâm- Mỹ Đức, Đông Yên- Quốc Oai, Minh Trí- Sóc Sơn, Tự Lập- Mê Linh với tổng số lượng bò là 7.787 con/2.678hộ, quy mô bình quân là 2,94 con/hộ. 
Nổi bật là xã Minh Châu với 2.156 con bò/452 hộ nuôi (số hộ chăn nuôi bò chiếm 39,64% tổng số hộ dân toàn xã), xã Minh Trí với 2.356 con/1.048 hộ (số hộ chăn nuôi bò chiếm 34% tổng số hộ dân toàn xã). Tại những xã này chất lượng giống bò được cải thiện rõ rệt mang lại lợi ích kinh tế cao, hơn nữa đây là những vùng SX giống bò hướng thịt cao sản cung cấp cho Hà Nội và khu vực lân cận. 
Trong năm 2011, số bê lai F1 Brahman và Droughtmaster sinh ra ở 5 xã trọng điểm là 1.069 con, tính riêng giá trị của giống bê lai này cao hơn với giống lai Sind trên địa bàn Hà Nội từ 1,5- 2,5 triệu đồng thì giá trị từ bê sinh ra tăng lên từ 1,6- 2,5 tỷ đồng/năm; số bê lai của 2 giống trên SX ra năm 2011 trên địa bàn toàn TP là 22.000 con thì giá trị từ bê tăng lên từ 35- 40 tỷ đồng. 
Về phát triển chăn nuôi lợn: Trong năm 2011, Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội đã tham mưu cho Sở NN- PTNT, các vùng chăn nuôi lợn trọng điểm như: Vùng chăn nuôi lợn xã Cổ Đông, Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) với 100 trại/141.090 con (4.230 lợn nái/20 trại, 136.860 lợn thịt/80 trại); Vùng chăn nuôi lợn xã Vạn Thái, xã Sơn Công (huyện Ứng Hòa) với 33 trại/8.761 con (1.321 lợn nái/16 trại, 7.440 lợn thịt/17 trại); Vùng chăn nuôi lợn xã Phúc Lâm, Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) với 19 trại/1.770 con (370 lợn nái/10 trại, 1.400 lợn thịt/9 trại)... 
Đặc biệt có nhiều khu chăn nuôi lợn tập trung ngoài khu dân cư đang phát triển ổn định, có hiệu quả như khu chăn nuôi xã Tân Ước (huyện Thanh Oai) có 12 hộ với diện tích 27 ha; khu chăn nuôi tập trung tại Ứng Hòa có 9 hộ/32 ha; khu chăn nuôi tập trung xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) có 11hộ/34 ha... 
Theo số liệu khảo sát tháng 11/2010, số trại chăn nuôi ngoài khu dân cư trên địa bàn TP là 472 trại, nuôi 155.000 con; trong đó 197 trại lợn nái/ 11.865 con, quy mô bình quân 60,2 con/trại và 275 trại lợn thịt/143.135 con, quy mô 520,4 con/trại. Đến hết năm 2011 tổng số trại chăn nuôi ngoài khu dân cư là 722 trại với tổng số đầu lợn nuôi là 284.633 con, trong đó số trại lợn nái là 274 trại/21.490 con, quy mô bình quân đạt 78,4 con/trại và 448 trại lợn thịt/263.143 con, quy mô bình quân đạt 587,3 con/trại. 
Như vậy nếu chỉ tính riêng về lợn nái thì số trại tăng lên là 77 trại và số lợn nái tăng lên là 9.625 con, với hệ số lứa đẻ là 2,2 lứa/nái/năm và bình quân 10 con/lứa thì riêng số lớn nái tăng lên đã cung cấp cho thị trường khoảng trên 200 ngàn con, tương đương giá trị tăng thêm ước đạt 240 tỷ/năm. Nếu tính hệ số chăn nuôi lợn thịt của các trại bình quân là 2 lần/năm thì trong năm 2011 sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các trại chăn nuôi này đạt trên 47 ngàn tấn (263.143 con x 2 x 90 kg/con = 47.365.740 kg) và tổng thu ước đạt 2.820 tỷ đồng.

Từ hướng chăn nuôi trên sẽ là cơ sở để tổ chức liên kết theo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn từ người chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, chứng minh và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định bền vững...

Về phát triển chăn nuôi gia cầm: Vùng phát triển chăn nuôi gia cầm tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Quốc Oai, Sơn Tây... Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã khảo sát, làm việc với Phòng Kinh tế các huyện, Đảng ủy, UBND các xã và xác định phát triển chăn nuôi gia cầm ở 11 xã trọng điểm với tổng số trại là 548 trại/2.700.064 con gồm: Vùng chăn nuôi gia cầm xã Ba Trại, Cẩm Lĩnh (huyện Ba Vì) với 209 trại/896.900 gà thịt; Vùng chăn nuôi gia cầm xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) với 92 trại/727.000 con, trong đó 3 trại/18.000 gà đẻ, 89 trại/709.000 gà thịt; Vùng chăn nuôi gia cầm xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) với 28 trại/116.500 con, trong đó 26 trại/105.500 gà đẻ, 2 trại/11.000 gà thịt; Vùng chăn nuôi gia cầm xã Thanh Bình, Lam Điền, Tốt Động, Tiên Phương, Đại Yên (huyện Chương Mỹ) với 185 trại/857.864 con, trong đó 59 trại/304.864 gà đẻ, 126 trại/553.000 gà thịt; Vùng chăn nuôi gia cầm xã Đại Mạch, Tiên Dương (huyện Đông Anh) với 34 trại/101.800 gà đẻ. 
Theo số liệu khảo sát tháng 11/2010, số trại chăn nuôi gia cầm ngoài khu dân cư là 546 trại nuôi 2.883.000 con thì đến hết năm 2011, số hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư là 1.153 trại, tổng số lượng gia cầm là 4.630.469 con chiếm 25,4% tổng số gia cầm toàn TP, trong đó số hộ nuôi gà đẻ 415 hộ/1.389.669 con, hộ nuôi gà thịt 738 hộ/3.240.800 con. Nếu tính hệ số chăn nuôi gà thịt bình quân 4 lứa/năm thì sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 33 ngàn tấn/năm, tổng nguồn thu ước đạt 1.155 tỷ đồng/năm. Sản lượng trứng đạt 305 triệu quả/năm, tổng nguồn thu ước đạt 450 tỷ đồng/năm. 
Như vậy, chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư của Hà Nội là hoàn toàn đúng đắn và bước đầu đã có kết quả tốt đẹp. 
(*): Tác giả hiện là GĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội


Có thể bạn quan tâm

Khi con tôm càng xanh “gặp khó” Khi con tôm càng xanh “gặp khó”

Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.

18/04/2015
Nuôi cá vẩu trên đầm phá Nuôi cá vẩu trên đầm phá

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

18/04/2015
Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị thiệt hại do hạn hán Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai bị thiệt hại do hạn hán

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

18/04/2015
Ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu khi đón “sóng” TPP Ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu khi đón “sóng” TPP

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

18/04/2015
Con dê trên vùng đất Gò Công Con dê trên vùng đất Gò Công

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

18/04/2015