Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội mở rộng diện tích lúa năng suất, chất lượng cao

Hà Nội mở rộng diện tích lúa năng suất, chất lượng cao
Ngày đăng: 14/05/2015

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, trong năm 2015, ngành nông nghiệp TP yêu cầu các địa phương đặc biệt coi trọng cơ cấu giống và thời vụ gieo cấy.

Tăng diện tích lúa năng suất, chất lượng

Thạch Thất là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa, đặc biệt là ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh đạo ôn. Vụ Xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy 4.750ha lúa với các giống lúa năng suất, chất lượng: TBR 45, BC 15, TH 3-3, Thiên Ưu... Trong đó, giống lúa BC 15 được nông dân địa phương gieo cấy nhiều với diện tích gần 2.000ha. Mặc dù là giống lúa cho năng suất cao nhưng BC 15 lại dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, do vậy, để hạn chế tối đa tác hại của các loại sâu, bệnh hại, Phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Nội) phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện và các xã thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, thông báo, hướng dẫn nông dân kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trừ và hỗ trợ thuốc BVTV cho nông dân.

Bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt cho biết, hiện nay, hầu hết diện tích lúa Xuân sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ có một số ít diện tích bị các đối tượng sâu bệnh gây hại cục bộ như bệnh đạo ôn lá, chuột... song đã được các địa phương diệt trừ kịp thời. Vụ Xuân 2015 có thời tiết ấm, lúa lại được gieo cấy đúng thời vụ nên hầu hết các diện tích lúa đang trong giai đoạn trỗ bông, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích cho thu hoạch muộn bởi số ít địa phương còn lệ thuộc vào thuê mướn lao động nên kết thúc thời vụ cấy muộn.

Vụ Xuân năm 2015, toàn TP gieo trồng được hơn 99.800ha lúa. Đáng chú ý, cơ cấu giống lúa phát triển theo hướng tăng diện tích lúa chất lượng cao, giảm diện tích lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày. Nhóm giống năng suất cao đạt 35.000ha tập trung ở Sơn Tây, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng. Nhóm giống lúa lai đạt hơn 26.600ha, tập trung ở các huyện Gia Lâm, Phú Xuyên, Mỹ Đức. Nhóm giống lúa chất lượng cao đạt gần 34.000ha, tập trung ở Thanh Oai, Thường Tín, Hoài Đức, Quốc Oai. Đáng chú ý, TP đã mở rộng được thêm 50.000ha lúa thâm canh cải tiến.

Làm tốt công tác chuẩn bị

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, vụ mùa năm 2015 sẽ gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Đáng chú ý, mùa mưa bão năm nay có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường về mức độ gây hại. Đây cũng là năm có nhiều cơn bão ảnh hưởng đến khu vực. Mưa to xảy ra vào cuối tháng 7 có thể gây ngập úng lúa mới cấy. Mưa bão trong tháng 8 có thể gây ngập úng lúa đang ở thời kỳ làm đòng và trỗ bông. Mưa cuối vụ xảy ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 sẽ gây khó khăn cho thu hoạch lúa. Trước tình hình đó, TP đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện, thị xã sớm có chủ trương, kế hoạch, giải pháp cho sản xuất vụ mùa 2015 nhằm ứng phó với thời tiết bất thuận, phòng chống thiên tai. Sở NN&PTNT cũng khuyến cáo các địa phương tập trung thu hoạch nhanh, gọn lúa vụ Xuân và làm đất gieo cấy lúa mùa ngay sau khi thu hoạch xong lúa Xuân.

Ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương thực hiện đúng cơ cấu giống lúa, tăng diện tích các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt và giảm diện tích các giống lúa cũ. Bên cạnh đó, các huyện cần chú trọng việc đảm bảo khung thời vụ gieo cấy: Gieo cấy trà cực sớm và sớm xong trước ngày 30/6 để tăng hiệu quả phòng chống úng, phòng tránh sâu đục thân hại lúa khi trỗ. Đối với những nơi đã hoàn thành dồn điền đổi thửa, cần xây dựng vùng gieo cấy tập trung (một vùng - một giống - một thời gian) để thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Vụ mùa 2015, TP phấn đấu gieo trồng 116.000ha, trong đó, lúa 98.487ha, cây rau màu 17.513ha (gồm ngô 3.855ha, lạc 876ha, đậu tương 2.000ha, rau đậu các loại 7.809ha, khoai lang 534ha; hoa, cây cảnh 1.715ha; cây khác 715ha)


Có thể bạn quan tâm

Vùng cao Quảng Nam kỳ vọng thoát nghèo từ sâm Ngọc Linh Vùng cao Quảng Nam kỳ vọng thoát nghèo từ sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu quý phân bố ở vùng núi cao giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum, đang được kỳ vọng trở thành cây thương phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

29/08/2015
Cây sen ở vùng đất nhiễm phèn nặng Cây sen ở vùng đất nhiễm phèn nặng

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên vùng đất lúa nhiễm phèn nặng, năng suất thấp để cải thiện thu nhập là mục tiêu trọng tâm của chính quyền và nông dân ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Mô hình trồng sen lấy ngó hiện đang được người dân Ba Tiêu ưa chuộng, bởi thời gian trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.

29/08/2015
Được mùa lúa hè thu Được mùa lúa hè thu

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang khẩn trương xuống đồng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu 2015. Thiên tai, hạn hán kỷ lục vừa qua những tưởng vụ lúa thất bát, nhưng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp, vụ hè thu này được mùa nhất so với mấy năm gần đây.

29/08/2015
Kiệu giống rớt giá Kiệu giống rớt giá

Đã gần 1 tháng nay, dù bắt đầu vào vụ kiệu mới nhưng giá kiệu giống tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân từ đầu vụ đến nay, kiệu tốt, chắc, lớn củ bình quân 25.000đ/kg (thấp hơn 10.000 - 15.000đ/kg); kiệu chất lượng trung bình bình quân 20.000đ/kg (thấp hơn 6.000 - 7.000đ/kg), kiệu nhỏ củ bình quân 15.000đ/kg (thấp hơn 5.000đ/kg).

29/08/2015
Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.

29/08/2015