Hà Nội Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.
Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 9 HTX sản xuất chăn nuôi hoạt động hiệu quả như: HTX Cổ Đông-Sơn Tây có 197 hộ với tổng đàn lợn là 140.000 con; HTX chăn nuôi Hoà Mỹ có 33 hộ với tổng đàn lợn 35.225 con, nuôi tập trung ở 2 xã Vạn Thái và Sơn Công; HTX chăn nuôi Hồng Quang với 24 xã viên, HTX chăn nuôi Mỹ Hà (Mỹ Đức) có 24 hộ với tổng đàn lợn 9.125 con...
Hà Nội cũng đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi lợn tại các huyện: Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai, Sơn Tây với tổng đàn hơn 200.000 con và 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm trên địa bàn thị xã Sơn Tây, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Ðức và Gia Lâm. Ngoài ra, có 6 khu chăn nuôi lợn tập trung tại 4 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố với hơn 27.000 con.
Thành phố cũng đã hình thành rõ nét và tập trung phát triển 6 vùng chăn nuôi gà tập trung với quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Ðông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai, Sóc Sơn với gần 3 triệu con và 2 vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa.
Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp, tư vấn cho các doanh nghiệp làm việc với các địa phương có thế mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm tổ chức ký kết, hợp tác bao tiêu sản phẩm cho hộ chăn nuôi, đồng thời các doanh nghiệp này còn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Trung tâm đã tư vấn, phối hợp với các Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội đưa một số sản phẩm chăn nuôi của 7 đơn vị như trang trại Bảo Châu, Công ty cổ phần thực phẩm sạch 3F, trang trại 729 Ba Vì, Công ty cổ phần Giang Sơn - Bắc Giang, Công ty cổ phần Tiên Viên, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ và thương mại nông sản thực phẩm nông thôn, Công ty cổ phần ứng dụng phát triển công nghệ sinh học tiêu thụ qua các điểm phân phối của Sàn giao dịch. Các đơn vị đã tiêu thụ sản phẩm qua sàn ở 78 điểm phân phối tại các cơ quan, khu dân cư bước đầu ổn định, đạt hiệu quả cao được người tiêu dùng đánh giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.

Sau khi Quyết định 1652/QĐ-UBND của UBND tỉnh được ban hành ngày 21.5.2010, đề án “Xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm” được triển khai tại các địa phương Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, TP.Hội An.

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.