Hà Nội Dành 959 Tỷ Đồng Để Nhân Rộng Giống Bò Lai Hướng Thịt

UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 1400/QĐ-UBND phê duyệt mở rộng dự án Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt Laisind thành đàn bò F1 hướng thịt trên địa bàn thành phố.
Theo đó, quy mô được mở rộng kết quả nghiên cứu lai tạo từ 28 xã trên địa bàn 7 huyện (Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Gia Lâm, Phú Xuyên, Đan Phượng) ra tất cả các xã còn lại của 7 huyện này và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh, Hoài Đức.
Dự kiến, tổng vốn đầu tư thực hiện dự án khoảng hơn 959 tỷ đồng; trong đó, vốn của hộ dân và doanh nghiệp gần 860 tỷ đồng, chiếm 90,5%; vốn ngân sách thành phố hơn 90,45 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư. Thời gian thực hiện dự án trong vòng 5 năm (2014 - 2018).
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.

Những ngày này, Cảng cá Vĩnh Lương, TP. Nha Trang luôn tấp nập các ghe giã đánh bắt xa bờ cập bến. Năm nay, ngư dân trúng mùa cá hố, bình quân mỗi ghe đánh bắt được khoảng 40 tấn.

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Thịt vịt trời thuộc thực phẩm cao cấp. Từ bao đời nay, người dân các xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hễ bắt được vịt trời là để ăn, để bán chứ không ai nuôi.

Trong mùa mưa, nền nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ẩm độ cao, ánh sáng ngày ngắn, chất lượng thức ăn thô xanh giảm; các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm bệnh phát sinh phát triển, nên gia súc cũng dễ mắc bệnh.