Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

Từ đầu năm 2015 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hạn hán, tổng lượng mưa bình quân toàn hệ thống từ tháng 1/2015 đến 31/10/2015 đạt 1.377,9 mm, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm 177,5 mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là 212,9 mm.
Hà Nội hiện có 95 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích thiết kế trên 200 triệu m3; trong đó 29 hồ chứa nước lớn do thành phố quản lý, còn lại thuộc các quận, huyện, thị xã.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Nội đến cuối tháng 10/2015, tổng lượng nước của các hồ thủy lợi chỉ đạt khoảng 60% dung tích thiết kế.
Để chủ động ứng phó hiện tượng hạn hán trong vụ Đông Xuân 2015-2016, Hà Nội đã tăng cường phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các công ty thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Mê Linh, Sông Tích và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai phòng, chống hạn.
Cùng với đó, các công ty thủy lợi đã xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 cho từng hệ thống công trình.
Cụ thể các công ty thủy lợi đã nạo vét các trục kênh dẫn từ đầu mối đến mặt ruộng, bể hút các trạm bơm tưới, với tổng khối lượng dự kiến 1,9 triệu m3; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, hư hỏng các công trình thủy công.
Bên cạnh đó, các công ty chuẩn bị sẵn các vật tư, thiết bị, lắp đặt sớm các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm trên sông Đáy, sông Tích; triển khai các biện pháp trữ nước tại các hệ thống sông, các trục kênh tiêu, ao hồ đầm, khu ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để lấy nước làm vụ Xuân năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.