Hà Nội đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

Từ đầu năm 2015 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra hạn hán, tổng lượng mưa bình quân toàn hệ thống từ tháng 1/2015 đến 31/10/2015 đạt 1.377,9 mm, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm 177,5 mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 là 212,9 mm.
Hà Nội hiện có 95 hồ chứa nước lớn, nhỏ với tổng dung tích thiết kế trên 200 triệu m3; trong đó 29 hồ chứa nước lớn do thành phố quản lý, còn lại thuộc các quận, huyện, thị xã.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi Hà Nội đến cuối tháng 10/2015, tổng lượng nước của các hồ thủy lợi chỉ đạt khoảng 60% dung tích thiết kế.
Để chủ động ứng phó hiện tượng hạn hán trong vụ Đông Xuân 2015-2016, Hà Nội đã tăng cường phòng, chống hạn hán, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các công ty thủy lợi: Hà Nội, Sông Nhuệ, Sông Đáy, Mê Linh, Sông Tích và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã triển khai phòng, chống hạn.
Cùng với đó, các công ty thủy lợi đã xây dựng phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân 2015 - 2016 cho từng hệ thống công trình.
Cụ thể các công ty thủy lợi đã nạo vét các trục kênh dẫn từ đầu mối đến mặt ruộng, bể hút các trạm bơm tưới, với tổng khối lượng dự kiến 1,9 triệu m3; sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện, hư hỏng các công trình thủy công.
Bên cạnh đó, các công ty chuẩn bị sẵn các vật tư, thiết bị, lắp đặt sớm các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm trên sông Đáy, sông Tích; triển khai các biện pháp trữ nước tại các hệ thống sông, các trục kênh tiêu, ao hồ đầm, khu ruộng trũng và các khu vực không trồng cây vụ Đông để lấy nước làm vụ Xuân năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

Người dân nuôi cá điêu hồng ở Lai Vung (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg và giá đang tiếp tục tăng, hiện đang ở mức 36.000 - 37.000 đồng/kg (loại 2 con/kg trở lên). Với mức giá này, người nuôi cá điêu hồng sẽ đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.

“Ông Thêm là một cán bộ hội có tài lãnh đạo luôn được hội viên, ND tin yêu” - đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Khuyên - Chủ tịch Hội ND huyện Lý Nhân, Hà Nam khi nói về ông Ngô Văn Thêm - Chủ tịch Hội ND xã Nhân Chính.

Ngày 6.6, Hội đồng khoa học Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam tổ chức hội thảo nghiệm thu và đã thông qua đề tài “Thử nghiệm phương pháp tiêm phòng cùng lúc vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng trên bò” của Chi cục Thú y tỉnh.