Hà Nội Có 17 Chuỗi Liên Kết Tiêu Thụ Chăn Nuôi

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, thành phố đã tư vấn, xây dựng được 17 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Tổng cộng có 3.429 thành viên tham gia, 30 điểm giao dịch, 1.313 đại lý, điểm tiêu thụ sản phẩm, trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392 ngàn quả trứng, 22,35 tấn thịt lợn, 10,75 tấn gia cầm, 150 kg thịt bò, 100 tấn sữa.
Về kết quả chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn thành phố có hơn 142.000 con gia súc lớn (bò thịt 128.501 con/78.570 hộ nuôi, bò sữa 13.654 con/3.154 hộ). Tổng đàn lợn có trên 1,4 triệu con/173.000 hộ nuôi, đàn gia cầm gần 19 triệu con/163.000 hộ.
Sản lượng chăn nuôi đạt 18.000 tấn sữa tươi, thịt hơi xuất hơi xuất chuồng các loại đạt 190.000 tấn, sản lượng trứng đạt 500 triệu quả, lợn giống đạt 1,5 triệu con và gia cầm giống đạt 30 triệu con.
Công tác giêt mổ đến nay đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng gần 30% lượng thịt gia súc, gia cầm được giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp. Triển khai thí điểm phương án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại Cty CP XK thực phẩm Foodex. Đến nay, Foodex đã thực hiện dự án đầu tư hạng mục xử lý chất thải, xây dựng mới khu giết mổ trâu bò và khu giết mổ lợn tập trung bán công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.

Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.