Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.
Để hạn chế thiệt hại tối đa cho người trồng lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã khuyến cáo các địa phương trên địa bàn TP chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Theo dự báo của Chi cục BVTV Hà Nội, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 bắt đầu vũ hóa rộ (sâu trưởng thành hóa nhộng) trên diện rộng, mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2; nơi cao từ 10 - 12 con/m2, cục bộ có nơi trên 30 con/m2. Bướm rộ từ ngày 7 - 12/8; sâu non nở rộ từ ngày 10 - 15/8, gây hại lúa trà sớm và trà trung giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt là những diện tích lúa thừa đạm, ruộng ven làng, ven hàng cây, gần ánh sáng đèn sẽ bị hại nặng.
Để công tác phòng trừ đạt hiệu quả, đại diện Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng, các địa phương cần phối hợp
Qua khảo sát thực tế, một số huyện có diện tích lúa bị sâu cuốn lá ở mức tương đối lớn như: Thường Tín 350ha, Thanh Oai 290ha, Ứng Hòa 91,5ha. Bên cạnh đó, bệnh sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn đang có dấu hiệu phát sinh và gây hại với tỷ lệ 3 - 5% số dảnh tại một số địa phương.với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân đồng loạt phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 10 - 15/8.
Đặc biệt lưu ý, đối với các diện tích lúa bị bệnh phải dừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón lá, đồng thời giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.
Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa mùa còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh hại lúa, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ sâu bệnh đồng loạt, đúng cách.
Bên cạnh đó, nhân viên BVTV tại các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.

Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.