Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.
Để hạn chế thiệt hại tối đa cho người trồng lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã khuyến cáo các địa phương trên địa bàn TP chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Theo dự báo của Chi cục BVTV Hà Nội, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 bắt đầu vũ hóa rộ (sâu trưởng thành hóa nhộng) trên diện rộng, mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2; nơi cao từ 10 - 12 con/m2, cục bộ có nơi trên 30 con/m2. Bướm rộ từ ngày 7 - 12/8; sâu non nở rộ từ ngày 10 - 15/8, gây hại lúa trà sớm và trà trung giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt là những diện tích lúa thừa đạm, ruộng ven làng, ven hàng cây, gần ánh sáng đèn sẽ bị hại nặng.
Để công tác phòng trừ đạt hiệu quả, đại diện Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng, các địa phương cần phối hợp
Qua khảo sát thực tế, một số huyện có diện tích lúa bị sâu cuốn lá ở mức tương đối lớn như: Thường Tín 350ha, Thanh Oai 290ha, Ứng Hòa 91,5ha. Bên cạnh đó, bệnh sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn đang có dấu hiệu phát sinh và gây hại với tỷ lệ 3 - 5% số dảnh tại một số địa phương.với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân đồng loạt phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 10 - 15/8.
Đặc biệt lưu ý, đối với các diện tích lúa bị bệnh phải dừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón lá, đồng thời giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.
Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa mùa còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh hại lúa, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ sâu bệnh đồng loạt, đúng cách.
Bên cạnh đó, nhân viên BVTV tại các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 6.800 ha ngô, trong đó có 5.000ha ngô cao sản. Các giống ngô được đưa vào gieo trồng chủ yếu là LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK66, NK6326, CP999, CP888… Toàn tỉnh phấn đấu năng suất ngô vụ đông bình quân đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 28,9 nghìn tấn.

Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Ngày 30/9, tin từ Bộ NN-PTNT cho biết Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có ý kiến thống nhất với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ, trang thiết bị thô sơ, đội ngũ lao động chỉ vài chục người, trải qua nhiều khó khăn, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thủy sản Đắc Lộc đã khẳng định thương hiệu của mình. Hiện sản phẩm tôm giống của doanh nghiệp này được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là tiền đề để DNTN Thủy sản Đắc Lộc hội nhập quốc tế.

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.