Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa
Ngày đăng: 13/08/2014

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.

Để hạn chế thiệt hại tối đa cho người trồng lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã khuyến cáo các địa phương trên địa bàn TP chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Theo dự báo của Chi cục BVTV Hà Nội, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 bắt đầu vũ hóa rộ (sâu trưởng thành hóa nhộng) trên diện rộng, mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2; nơi cao từ 10 - 12 con/m2, cục bộ có nơi trên 30 con/m2. Bướm rộ từ ngày 7 - 12/8; sâu non nở rộ từ ngày 10 - 15/8, gây hại lúa trà sớm và trà trung giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt là những diện tích lúa thừa đạm, ruộng ven làng, ven hàng cây, gần ánh sáng đèn sẽ bị hại nặng.

Để công tác phòng trừ đạt hiệu quả, đại diện Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng, các địa phương cần phối hợp

Qua khảo sát thực tế, một số huyện có diện tích lúa bị sâu cuốn lá ở mức tương đối lớn như: Thường Tín 350ha, Thanh Oai 290ha, Ứng Hòa 91,5ha. Bên cạnh đó, bệnh sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn đang có dấu hiệu phát sinh và gây hại với tỷ lệ 3 - 5% số dảnh tại một số địa phương.với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân đồng loạt phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 10 - 15/8.

Đặc biệt lưu ý, đối với các diện tích lúa bị bệnh phải dừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón lá, đồng thời giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.

Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa mùa còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh hại lúa, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ sâu bệnh đồng loạt, đúng cách.

Bên cạnh đó, nhân viên BVTV tại các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công Trồng Hành Lợi Nhuận Trên 12 Triệu Đồng/công

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

31/08/2013
Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1 Trồng Thử Nghiệm Giống Lúa Thảo Dược Vĩnh Hòa 1

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

31/08/2013
Trái Cây Có Múi Giảm Giá Trái Cây Có Múi Giảm Giá

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.

31/08/2013
Quýt Khỏe Nhờ Đạm Quýt Khỏe Nhờ Đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều kiện đất đai màu mỡ, tơi xốp và thông thoáng, độ pH từ 6 - 6,5 là rất lý tưởng.

31/08/2013
Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam Vài Nét Về Tình Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Trên Thế Giới Và Việt Nam

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

03/09/2013