Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa

Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa
Ngày đăng: 19/11/2015

Đánh giá 5 thực hiện chương trình hợp tác chăn nuôi bò sữa, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, nhờ có chương trình hợp tác mà điều kiện chăn nuôi bò sữa trong nông hộ được cải thiện rõ rệt.

Đó là trình độ chăn nuôi bò theo đúng quy trình kỹ thuật tăng lên.

Đặc biệt, các hộ đã biết áp dụng công nghệ cao, tiên tiến hiện đại vào chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn (hơn 10 con bò sữa trở lên), góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa nâng cao chất lượng sữa, tăng quy mô và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Qua 5 năm, tổng đàn bò sữa của thành phố Hà Nội đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đạt 15.000 con, tăng 181% về tổng đàn và 190% về sản lượng so với năm 2010

. Riêng huyện Ba Vì, tổng đàn bò sữa tăng hơn 3 lần so với năm 2010; trong đó có nhiều xã chăn nuôi trọng điểm phát triển mạnh hiệu quả rõ rệt như Tân Lĩnh (2.454 con), Vân Hòa (3.471 con), Phù Đổng (2.133 con), Phượng Cách (229 con).

Bên cạnh đó, chương trình hợp tác cũng đã xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, thu gom, bảo quản tiêu thụ sữa tươi đến nông hộ, giúp hộ chăn nuôi nâng cao năng xuất chất lượng sữa, hiệu quả chăn nuôi.

Tuy nhiên, chương trình này mới chỉ tập trung ở các xã trọng điểm, còn ở một số vùng khác chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Phúc Thọ...

Ngoài ra, thời gian gần đây giá sữa bột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi bò sữa và hiệu quả kinh tế của người dân.

Để phát triển đàn bò sữa bền vững, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung vào triển khai xây dựng quy trình chăn nuôi, quy chế quản lý chuỗi và quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm vú cho đàn bò sữa.

Hướng dẫn kiểm tra giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thu gom nhằm quản lý tốt chất lượng sữa, tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, người làm công tác thu gom sữa, chú trọng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên qua cần kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất kinh doanh sữa trên địa bàn để minh bạch sản phẩm sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên do các công ty sản xuất; tạo điều kiện để các sản phẩm sữa tươi sản xuất trong nước được tiếp cận rộng rãi.

Thuận lợi với thị trường tiêu dùng cũng như đưa vào hệ thống trường học, bệnh viện...; xây dựng bộ quy chuẩn về sữa nhập khẩu, sữa hoàn nguyên, sữa tươi để định hướng đúng cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm Chuyển đổi cây trồng đạt giá trị 205 triệu đồng/ha/năm

Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...

07/05/2015
Máy vét rơm của Hùng Rơm Máy vét rơm của Hùng Rơm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

07/05/2015
Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản Nam Định phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

08/05/2015
Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà Chi cục Thủy sản Sơn La thả 1.000kg cá giống xuống hồ sông Đà

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

08/05/2015
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cần sự góp sức của cả cộng đồng

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

08/05/2015