Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa

Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa
Ngày đăng: 19/11/2015

Đánh giá 5 thực hiện chương trình hợp tác chăn nuôi bò sữa, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, nhờ có chương trình hợp tác mà điều kiện chăn nuôi bò sữa trong nông hộ được cải thiện rõ rệt.

Đó là trình độ chăn nuôi bò theo đúng quy trình kỹ thuật tăng lên.

Đặc biệt, các hộ đã biết áp dụng công nghệ cao, tiên tiến hiện đại vào chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi có quy mô lớn (hơn 10 con bò sữa trở lên), góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa nâng cao chất lượng sữa, tăng quy mô và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Qua 5 năm, tổng đàn bò sữa của thành phố Hà Nội đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đạt 15.000 con, tăng 181% về tổng đàn và 190% về sản lượng so với năm 2010

. Riêng huyện Ba Vì, tổng đàn bò sữa tăng hơn 3 lần so với năm 2010; trong đó có nhiều xã chăn nuôi trọng điểm phát triển mạnh hiệu quả rõ rệt như Tân Lĩnh (2.454 con), Vân Hòa (3.471 con), Phù Đổng (2.133 con), Phượng Cách (229 con).

Bên cạnh đó, chương trình hợp tác cũng đã xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi, thu gom, bảo quản tiêu thụ sữa tươi đến nông hộ, giúp hộ chăn nuôi nâng cao năng xuất chất lượng sữa, hiệu quả chăn nuôi.

Tuy nhiên, chương trình này mới chỉ tập trung ở các xã trọng điểm, còn ở một số vùng khác chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như Gia Lâm, Đan Phượng, Đông Anh, Phúc Thọ...

Ngoài ra, thời gian gần đây giá sữa bột giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi bò sữa và hiệu quả kinh tế của người dân.

Để phát triển đàn bò sữa bền vững, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung vào triển khai xây dựng quy trình chăn nuôi, quy chế quản lý chuỗi và quản lý chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa, tăng cường các biện pháp phòng chống viêm vú cho đàn bò sữa.

Hướng dẫn kiểm tra giám sát tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở thu gom nhằm quản lý tốt chất lượng sữa, tập huấn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, người làm công tác thu gom sữa, chú trọng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên qua cần kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất kinh doanh sữa trên địa bàn để minh bạch sản phẩm sữa tươi và sữa bột hoàn nguyên do các công ty sản xuất; tạo điều kiện để các sản phẩm sữa tươi sản xuất trong nước được tiếp cận rộng rãi.

Thuận lợi với thị trường tiêu dùng cũng như đưa vào hệ thống trường học, bệnh viện...; xây dựng bộ quy chuẩn về sữa nhập khẩu, sữa hoàn nguyên, sữa tươi để định hướng đúng cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Làm Gì Để Khắc Phục Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi? Làm Gì Để Khắc Phục Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi?

Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).

14/08/2012
12 Loại Bệnh Thủy Sản Phải Công Bố Dịch 12 Loại Bệnh Thủy Sản Phải Công Bố Dịch

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

15/08/2012
Nuôi Sò Huyết Dưới Tán Rừng Phòng Hộ Nuôi Sò Huyết Dưới Tán Rừng Phòng Hộ

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

17/08/2012
Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao Trồng Nhãn Xen Màu Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

17/08/2012
Làm Giàu Từ Gà Mía Làm Giàu Từ Gà Mía

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

18/08/2012