Hà Nam thiếu đầu ra, doanh nghiệp đổ bỏ hàng tấn dưa chuột bao tử

Theo chủ các doanh nghiệp, nguyên nhân khiến dưa chuột bao tử thành phẩm không xuất đi được là do biến động giá tại thị trường nhập khẩu. Mặt khác, các cơ sở sản xuất tại địa phương chỉ ký hợp đồng với một đầu mối tiêu thụ và chỉ xuất khẩu sang một thị trường cố định.
Trước nguy cơ mất trắng hàng chục tỷ đồng, việc mở rộng tìm kiếm đối tác để xuất khẩu sang các thị trường khác đã được xúc tiến. Tuy nhiên, việc xúc tiến thương mại không phải là chuyện ngày một ngày hai. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm ở đây cũng chưa đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Tiền Giang), vụ khoai lang năm nay nông dân xuống giống gần 200 ha, chủ yếu là ở các xã vùng đất cát như: Tân Hương, Tân Lý Đông và Tân Lý Tây. Trong vụ này, bà con trồng nhiều nhất là khoai bí đế, một số ít diện tích trồng khoai Nhật (ruột tím).

Những năm gần đây, cây chuối đã khẳng định giá trị kinh tế khi mức thu nhập hiện nay của những hộ trồng chuối đạt từ 30-50 triệu đồng mỗi năm. Nhiều hộ nhờ trồng chuối mà thoát nghèo, có cuộc sống no đủ.

Nông dân trồng xoài ở TP.Cao Lãnh đang lao đao vì nếu giá xoài giảm như hiện nay sẽ không đủ chi phí mua thuốc trừ sâu, thuê nhân công chăm sóc. Có nhà vườn không hái bán để xoài chín rụng kín gốc cây mà không nhặt.

Hội đồng bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh thực hiện thí nghiệm khoa học kiểm tra khả năng sạch bệnh greening của cây bưởi được đề nghị là cây đầu dòng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhân rộng cây có múi.

Diện tích nuôi cá điêu hồng hiện nay phát triển khá nhanh, nhất là ở xã Phú Túc (Châu Thành), điển hình nhất là hộ chị Phạm Thị Bé Ba, ở cồn Tân Mỹ thuộc ấp văn hóa Phú Mỹ (Phú Túc), thu lợi nhuận về gần 1,6 tỷ đồng/năm.