Hà Nam Cá Chết Hàng Loạt, Nổi Trắng Sông Nhuệ

Khoảng 1 tuần nay, trên sông Nhuệ đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bỗng nhiên xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, nổi trắng cả một khúc sông.
Chiều ngày 10-6, theo ghi nhận tại khúc sông Nhuệ, đoạn chảy qua xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy cá chết hàng loạt phủ trắng mặt sông.
Tại trạm bơm xã Nhật Tựu, cá chết dồn ứ lại nhiều ngày, bốc mùi hôi thối vô cùng khó chịu. Người dân nơi đây cho biết hiện tượng cá chết đã xuất hiện nhiều ngày qua. Khi cá chết hàng loạt, người dân 2 bên khúc sông kéo nhau ra xúc cá, vớt cá về nấu cho lợn, gà ăn đen đặc cả khúc sông.
Theo quan sát, cá chết có đủ các loại trong đó nhiều nhất là cá diếc, cá rô phi, cá gáy, cá chim… Sau nhiều ngày các loại cá lớn bé chết la liệt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước bắt đầu ươn sình, nước trên sông bắt đầu đổi màu, bốc mùi hôi thối cả một vùng.
Một người dân cho biết hiện tượng cá chết ở sông Nhuệ không phải là hiếm, nhưng đây là lần đầu cá chết nhiều, trắng mặt sông như thế này. "Nhiều ngày qua, chúng tôi phải ngửi những mùi khó chịu như thế này. Có nhà phải cho trẻ em đi nơi khác vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe" - người dân nói.
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến việc cá chết hàng loạt trên sông Nhuệ, nhưng theo người dân cho hay có thể do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cùng với đó là do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian tạm lắng, những ngày gần đây dịch lở mồm long móng đã tái bùng phát trên đàn gia súc ở thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến chiều tối nay 10.8 tại địa phương này đã có 16 con bò của 15 hộ dân bị mắc bệnh với các triệu chứng như sốt cao, bỏ ăn, sùi nước bọt, nổi mụn nước.

Trồng khảo nghiệm 10 năm trước, đến nay cây đậu tương đã được trồng đại trà trên đất dốc ở Tủa Chùa, mở ra hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng cao.

Theo quy hoạch của Chính phủ thì Lào Cai được xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu sắn có quy mô khoảng 6.000 đến 6.500 ha, dù chưa có quy hoạch sản xuất của tỉnh nhưng năm 2010 trên địa bàn có đến 7.785 ha sắn, năm 2011 tăng lên 9.663 ha, đến cuối năm 2012 diện tích sắn ổn định ở mức 9.305 ha sắn và trong năm 2013 con số này được đánh giá là tương đương năm trước.

Mấy ngày qua, nông dân nuôi cá điêu hồng lồng bè trên sông Tiền đang trúng mùa cá vì giá cá liên tục tăng mạnh trong tuần đầu của năm 2013. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước.

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.