Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa

Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa
Ngày đăng: 19/06/2013

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Trước đây nhân dân trong huyện đã phát triển chăn nuôi dê. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi dê chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.

Để giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, dự án, mô hình phát triển chăn nuôi dê sinh sản. Từ năm 2000 đến nay, có 11/14 xã, thị trấn đầu tư phát triển chăn nuôi gần 4.000 con dê. Một số địa phương đầu tư phát triển mạnh, như: Đồng Loan, Việt Chu, Lý Quốc... Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành mô hình phát triển chăn nuôi từ 60 - 100 con, bán ra thị trường từ 15 - 20 con/năm, với mức giá giao động từ 90 - 100 nghìn đồng, nhiều hộ cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng. Tiêu biểu như các hộ gia đình: Hoàng Văn Quân, xóm Vạc Nhang, xã Việt Chu; Hoàng Văn Nghiệp, xóm Bản Lung, xã Đồng Loan; Mã Văn Nghiêm, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc...

Việc phát triển chăn nuôi dê mang lại hiệu qủa kinh tế, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi dê. Trong đó, Đồng Loan là 1 trong những xã đi đầu trong phong trào phát triển chăn nuôi dê. Hiện đã có 7/9 xóm, với gần 30 hộ đầu tư và phát triển chăn nuôi trên 1.100 con dê, bình quân mỗi hộ nuôi 40 con.

Đồng chí Nông Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Đồng Loan cho biết: Phát triển chăn nuôi dê có giá trị kinh tế cao so với các con vật nuôi khác, nguồn thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên; đồng thời sản phẩm có đầu ra ổn định, qua đó góp phần tạo nguồn thu nhập cho những hộ gia đình. Từ việc đầu tư phát triển dê, nhiều hộ đã thoát nghèo và cho thu nhập khá. Nuôi dê rất đơn giản, có thể xây dựng chuồng trại bằng gỗ tại các sườn núi.

Để tạo thói quen cho dê, mỗi buổi chiều khi lùa về chuồng, người dân thường tạo ra tiếng động, cho uống nước hòa với muối, qua đó không mất nhiều công sức đi tìm kiếm. Để đàn dê sinh sản và phát triển tốt, cần đầu tư thời gian theo dõi về dịch bệnh viêm miệng, lở loét, bệnh giun phổi và các loại bệnh về đường ruột... Khi thấy hiện tượng lạ phải sử dụng các loại thuốc đặc trị được bán tại dịch vụ thú y.

Hiện nay, nhân dân các địa phương trong huyện Hạ Lang tiếp tục triển khai nhiều mô hình đầu tư và phát triển chăn nuôi dê. chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi dê trở thành hàng hóa.


Có thể bạn quan tâm

Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điểm Sáng Về Mô Hình Quản Lý Cộng Đồng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

26/07/2013
Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh Giá Cao Su Xuất Khẩu Giảm Mạnh

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.

26/07/2013
Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng Giá Tôm Tăng, Doanh Nghiệp Kỳ Vọng

Giá tôm đang tăng do nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường tăng. Việt Nam khắc phục được dịch bệnh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt là những yếu tố khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm kỳ vọng nhiều hơn vào kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm.

27/07/2013
Cây Sơn Giúp Người Dân Tân An Thoát Nghèo Bền Vững Cây Sơn Giúp Người Dân Tân An Thoát Nghèo Bền Vững

Cùng với phát triển trồng rừng, nhiều năm qua cây sơn cũng đã được người dân ở một số thôn bản xã Tân An (Chiêm Hóa) đưa vào trồng. Qua thực tế trồng và chăm sóc nhiều năm cho thấy, việc trồng sơn lấy mủ đã mang lại một nguồn thu nhập ổn định, giúp cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

27/07/2013
Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời Thu Nhập Từ Trồng Cam Nhiều Nông Dân Đổi Đời

Vụ cam năm 2011, huyện Hàm Yên có trên 2.326 ha, năng suất bình quân 130 tạ/ha, sản lượng đạt trên 28 nghìn tấn quả, tổng giá trị thu nhập đạt trên 150 tỷ đồng. Cuối vụ, cam bán được giá, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã có thu nhập tiền tỷ.

27/07/2013