Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.
Trước đây nhân dân trong huyện đã phát triển chăn nuôi dê. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi dê chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.
Để giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, dự án, mô hình phát triển chăn nuôi dê sinh sản. Từ năm 2000 đến nay, có 11/14 xã, thị trấn đầu tư phát triển chăn nuôi gần 4.000 con dê. Một số địa phương đầu tư phát triển mạnh, như: Đồng Loan, Việt Chu, Lý Quốc... Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành mô hình phát triển chăn nuôi từ 60 - 100 con, bán ra thị trường từ 15 - 20 con/năm, với mức giá giao động từ 90 - 100 nghìn đồng, nhiều hộ cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng. Tiêu biểu như các hộ gia đình: Hoàng Văn Quân, xóm Vạc Nhang, xã Việt Chu; Hoàng Văn Nghiệp, xóm Bản Lung, xã Đồng Loan; Mã Văn Nghiêm, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc...
Việc phát triển chăn nuôi dê mang lại hiệu qủa kinh tế, nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi dê. Trong đó, Đồng Loan là 1 trong những xã đi đầu trong phong trào phát triển chăn nuôi dê. Hiện đã có 7/9 xóm, với gần 30 hộ đầu tư và phát triển chăn nuôi trên 1.100 con dê, bình quân mỗi hộ nuôi 40 con.
Đồng chí Nông Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Đồng Loan cho biết: Phát triển chăn nuôi dê có giá trị kinh tế cao so với các con vật nuôi khác, nguồn thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên; đồng thời sản phẩm có đầu ra ổn định, qua đó góp phần tạo nguồn thu nhập cho những hộ gia đình. Từ việc đầu tư phát triển dê, nhiều hộ đã thoát nghèo và cho thu nhập khá. Nuôi dê rất đơn giản, có thể xây dựng chuồng trại bằng gỗ tại các sườn núi.
Để tạo thói quen cho dê, mỗi buổi chiều khi lùa về chuồng, người dân thường tạo ra tiếng động, cho uống nước hòa với muối, qua đó không mất nhiều công sức đi tìm kiếm. Để đàn dê sinh sản và phát triển tốt, cần đầu tư thời gian theo dõi về dịch bệnh viêm miệng, lở loét, bệnh giun phổi và các loại bệnh về đường ruột... Khi thấy hiện tượng lạ phải sử dụng các loại thuốc đặc trị được bán tại dịch vụ thú y.
Hiện nay, nhân dân các địa phương trong huyện Hạ Lang tiếp tục triển khai nhiều mô hình đầu tư và phát triển chăn nuôi dê. chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích các hộ gia đình vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi dê trở thành hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

Từ sáng sớm tới chiều muộn, chợ Hà Vỹ không lúc nào ngớt người ra vào. Người mua kẻ bán mặc cả, gia cầm kêu inh ỏi. Vợ anh Thường, chủ ki ốt B3 cho biết, đều như vắt chanh, ngày hai lượt chiếc loa truyền thanh chợ Hà Vỹ oang oang bản tin cảnh báo dịch cúm H5N6.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi chim cút Nguyễn Hồ, ở xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, Cty CP Rau quả Tiền Giang đã thu mua hơn 12 triệu trứng cút của trang trại để chế biến trứng cút đóng lon XK sang Nhật Bản.

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.