Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Núi Đá Loài Cây Quý Hiếm

Gừng Núi Đá Loài Cây Quý Hiếm
Ngày đăng: 22/01/2014

Gừng đá là loài cây quý hiếm của Bắc Kạn. Tuy nhiên việc khai thác ồ ạt ngoài tự nhiên, trồng manh mún đã khiến giống gừng này đứng trước nguy cơ bị thoái hóa. Thử nghiệm khoa học thành công trong việc trồng gừng đá mở ra hướng bảo tồn và phát triển kinh tế từ giống cây quý này.

Không ít người dân Bắc Kạn không lạ gì với việc xuyên rừng núi đá kiếm gừng đá. Những búi gừng cheo leo vách đá, khi bán có giá cao, vì thế càng bị khai thác mạnh. Việc trồng loại cây này cũng được nhiều người dân thực hiện nhưng vẫn còn manh mún.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bảo tồn, phục tráng cây gừng đá. Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam là đơn vị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn thực hiện dự án với nội dung “Nghiên cứu đánh giá, nhân nhanh giống và kỹ thuật trồng gừng đá Bắc Kạn”.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn cho biết, nghiên cứu nhân giống gừng đá có tính chất đặc sản khu vực, không chỉ bảo tồn phát triển nguồn gen gừng bản địa mà còn có thể khai thác tiềm năng của chúng phục vụ công tác chọn tạo giống gừng mới trong tương lai và phát triển kinh tế.

Cây gừng đá đã được xếp vào nhóm giống cây thực phẩm quý hiếm cần được bảo tồn theo Quyết định 80/2005/QĐ- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ năm 2005. Giá bán 01 kg gừng đá hiện tại từ 500.000 - 800.000đ là cơ sở để tin rằng đây là một tiềm năng phát triển kinh tế rất khả thi.

Sở Khoa học và Công nghệ cùng Viện Di truyền nông nghiệp đã tiến hành điều tra tình hình sản xuất gừng đá tại Liêm Thủy và Xuân Dương (Na Rì). Tại mỗi xã lựa chọn 50 hộ dân tham gia mô hình trồng gừng đá. Từ đó, tiến hành đánh giá kiểu hình, kiểu gen; nhân nhanh giống gừng đá bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (Invitro).

Qua 01 năm triển khai, dự án đã hoàn thành điều tra, khảo sát tình hình sản xuất giống gừng đá tại xã Liêm Thủy và Xuân Dương; đánh giá, chọn lọc các cá thể gừng đá trên đồng ruộng; nhân giống thành công giống gừng đá Bắc Kạn bằng phương pháp Invitro; phân tích các thành phần chính của giống gừng đá Bắc Kạn nhằm đánh giá giá trị nguồn gen của giống tại vùng nghiên cứu.

Mô hình trồng 500m2 diện tích gừng tại núi đá trong đó 200m2 trồng từ củ của địa phương và 300m2 trồng từ cây nuôi cấy bằng phương pháp Invitro cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt. Chiều cao cây trồng từ cây nuôi cấy mô đạt 15 - 18 cm, được 8 - 10 lá và đã đẻ 3 - 5 nhánh. Gừng trồng từ củ của địa phương cây sinh trưởng phát triển tốt, mỗi khóm từ 6 - 10 nhánh.

Theo đánh giá của dự án, hiện tại nhu cầu về sản xuất gừng đá làm dược liệu và thực phẩm rất cao, cung không đủ cầu. Giống được triển khai không những phục vụ nhu cầu cho riêng Bắc Kạn mà còn cho các vùng miền núi có điều kiện sinh thái tương tự. Về lâu dài, với tiềm năng cũng như sự chủ động về nguồn giống thì tính toán xây dựng thị trường tiêu thụ để đưa cây gừng đá trở thành đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao là điều cần thiết và hết sức khả thi.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Bò Lai F1BBB Kỹ Thuật Nuôi Bò Lai F1BBB

Nuôi bò thịt là việc làm quen thuộc của dân ta từ lâu đời. Giống bò phổ biến là con bò vàng. Do tầm vóc nhỏ nên bà con đặt cho nó cái tên là “bò cóc”.

22/02/2014
Tổng Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn Tổng Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn

Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.

20/03/2014
Lợi Ích Kép Từ Trồng Rau An Toàn Lợi Ích Kép Từ Trồng Rau An Toàn

Trồng rau an toàn khác với cách làm truyền thống. Để nông dân trồng rau đạt chất lượng, Hội ND xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở lớp trồng rau an toàn, quảng bá sản phẩm…

22/02/2014
Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ Chị Nguyễn Thị Năm, Tỷ Phú Nuôi Dê, Cừu Trên Đồng Đất Quán Thẻ

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

20/03/2014
Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng Cá Tra Việt Nam Vào ASEAN Tiếp Tục Tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

22/02/2014