Gừng nhiễm bệnh thối củ

Đây là căn bệnh khó trị, lây lan nhanh.
Một số bà con đang thu hoạch gừng non để vớt vát vốn.
Bà Trương Thị Nga (ấp 6, xã Trí Phải) cho biết, ban đầu thấy cây gừng còi cọc không phát triển, lá vàng sau đó héo dần, về sau mới phát hiện bị bệnh thối củ.
Nếu gừng không bị bệnh, với giá bán 12.000 đồng/kg, hơn 1 công gừng của gia đình kiếm lời khoảng 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết, toàn huyện có khoảng 60/200 ha gừng bị nhiễm bệnh.
Bệnh thối củ do vi khuẩn gây ra, rất khó trị do củ gừng nằm sâu trong đất.
Năm sau, huyện sẽ tăng cường tập huấn kỹ thuật để người dân phòng trị bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.