Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gừng Được Giá

Gừng Được Giá
Ngày đăng: 24/09/2014

Đồng bào dân tộc Mông ở các xã Na Ngoi, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn… của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang rất phấn khởi, bởi gừng tươi được giá, lại rất dễ tiêu thụ.

Gừng Kỳ Sơn được trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh, không sử dụng thuốc BTTV cũng như các loại phân bón hóa học nên chất lượng rất tốt, hàm lượng tinh dầu cao. Gừng trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng cao.

Hiện toàn huyện có khoảng 375 ha gừng. Trước đây do đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh nên diện tích gừng lên xuống theo từng năm. Bằng nhiều nỗ lực của các ngành chức năng trong huyện, tỉnh, cộng với "cái tiếng gừng Kỳ Sơn", nên đầu ra củ gừng có nhiều thuận lợi. 

Tín hiệu tích cực đầu tiên phải kể là HTX Dịch vụ Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (có trụ sở tại thị trấn Mường Xén) đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chế biến sản phẩm gừng tươi; đồng thời cam kết thu mua với giá cả hợp lý cho bà con. Bên cạnh đó, HTX còn liên kết thành công với các đối tác để xuất khẩu gừng ra nước ngoài.

Thời điểm này đang là cuối vụ thu hoạch gừng cũ, nguồn hàng không dồi dào nhưng gừng tươi loại 1 (bán tại trung tâm thị trấn Mường Xén) vẫn rất đắt, lên đến 35.000 đ/kg, chất lượng xấu hơn giá trên dưới 30.000 đ/kg.

Tuy gừng đang được giá, song quan điểm của huyện Kỳ Sơn là không phát triển ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu thì giá gừng lại rơi vào vết xe đổ như những năm trước đây.

Theo ghi nhận của PV, phải gần 2 tháng nữa, huyện Kỳ Sơn mới bước vào mùa thu hoạch gừng mới, nhưng ngay từ lúc này không khí đã nhộn nhịp lạ thường. Rất nhiều DN, thương lái đã đổ về đây để thống nhất trước giá cả và đặt tiền cọc mua gừng vụ tới.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đang mua gừng thu hoạch muộn với giá 34.000 đ/kg. Theo nhiều người trồng gừng, với giá này ai còn nhiều gừng bán thì thắng to.

“Gia đình tôi vừa thu hoạch lứa gừng còn sót được chừng nửa tấn, cánh thương lái đến mua ngay tại rẫy, tôi thu tổng cộng gần 15 triệu đồng. Cây gừng đang có giá nhưng không còn mà bán, tiếc lắm chú ạ! Có thể năm tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng gừng”, ông Lầu Tồng Sùa (trú tại bản Tổng Khư, xã Na Ngoi) phấn khởi nói.

Theo ông Nguyễn Văn Luân - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, thời điểm trung tuần tháng 9, cây gừng ở Kỳ Sơn luôn được giá, nhưng ở mức cao như năm nay thì chưa từng có tiền lệ. Nếu không có biến động thì năm nay các hộ trồng gừng sẽ thắng lớn.


Có thể bạn quan tâm

Hào hứng với trái vải Việt Nam tại Úc Hào hứng với trái vải Việt Nam tại Úc

Ngày đầu tiên của Tuần lễ vải thiều VN tại Úc diễn ra đồng loạt ở ba trung tâm người Việt tại bang New South Wales là Cabramatta, Bankstown và Marrickvilles lúc 11g ngày 1-7 (giờ địa phương).

02/07/2015
Thương hiệu bị đánh cắp, dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao Thương hiệu bị đánh cắp, dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao

Thị trường tràn lan các loại tỏi mang thương hiệu tỏi Lý Sơn khiến khách hàng rất khó phân biệt. Trong khi đó, nông dân trồng tỏi Lý Sơn lao đao vì giá tỏi xuống thấp.

02/07/2015
Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua Vài thiều rớt giá thê thảm do thương lái Trung Quốc ngừng mua

Trái ngược với sự lạc quan khi vải được mùa, được giá dịp đầu mùa, vài ngày trở lại đây, giá vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã giảm mạnh do thương lại Trung Quốc đột ngột rút về nước, không thu mua khiến nhiều hộ trồng vải đứng ngồi không yên.

02/07/2015
Phú An xây dựng nông thôn mới Phú An xây dựng nông thôn mới

Biết phát huy lợi thế của địa phương, cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã Phú An, huyện Châu Thành, đạt được nhiều kết quả khả quan và con đường cách đích NTM không còn xa.

02/07/2015
Bấp bênh nghề muối... Bấp bênh nghề muối...

Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.

02/07/2015