Gừng Đà Bắc Rớt Giá Thê Thảm Ở Hòa Bình

Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.
Thời điểm này cây gừng lụi lá, bắt đầu vào thu hoạch. Thế nhưng thương lái chỉ thu mua với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg. So với thời điểm từ năm từ 2010 đến 2012, giá gừng luôn giao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg. Như vậy giá gừng năm nay chưa bằng 1/5 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó chi phí đầu vào như giá phân bón, thuốc BVTV, công lao động không hề giảm.
Bà Hà thị Nặm (ở thôn Suối Thương, xã Hào Lý, huyện Đà Bắc) cho biết: “Nhà tôi hiện có 6.000 m2 trồng gừng, mỗi năm cũng thu được hơn 2 tấn củ, với giá bán những năm trước, trừ chi phí cũng thu được 50 triệu tiền lãi. Giáp tết âm lịch năm ngoái nhiều thương lái đến xem nương gừng hỏi thu mua, nhưng năm nay ngóng mãi chẳng ai đến. Tìm đến nhà người thu mua quen thì họ bảo rằng gừng năm nay không có nơi tiêu thụ nên không muốn thu mua, hiện đang gom hàng cho “mối cả” xuất sang Trung Quốc chỉ có 4.000 đồng/kg, nếu rửa sạch sẽ đất cát thì được thêm 1 giá nữa. Năm nay, biết lỗ nặng mà còn chưa bán thu hồi vốn được”.
Thiết nghĩ, để có thể đưa cây gừng thành cây xóa đói giảm nghèo cho nông dân, cần có sự đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ như xây các nhà máy chế biến nông sản để không chỉ gừng mà các cây nông sản khác cũng được ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.