Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Greenpeace Kêu Gọi Các Siêu Thị Của Canada Bảo Vệ Đại Dương

Greenpeace Kêu Gọi Các Siêu Thị Của Canada Bảo Vệ Đại Dương
Ngày đăng: 27/09/2014

Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.

Báo cáo này hoan nghênh các siêu thị trong việc định hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản bền vững và còn khuyến khích họ thực hiện các bước tiếp theo và hỗ trợ việc tạo ra các khu bảo tồn trên đại dương.

Báo cáo năm 2014 với tiêu đề Bảo vệ Đại dương của chúng ta là bảo vệ công việc kinh doanh của mọi người, cho thấy việc bảo vệ biển chính là những gì mà người tiêu dùng muốn.

Một cuộc thăm dò hồi đầu năm nay được thực hiện bởi Greenpeace Canada và Stratcom cho thấy 78% người dân Canada muốn ít nhất 10%  các đại dương được bảo vệ tối da dưới hình thức khu bảo tồn biển hoặc hình thức khác. 94% người dân Canada muốn bảo tồn một phần hay toàn bộ khu vực biển.

Greenpeace cho biết hiện chỉ có dưới 3% diện tích các đại dương trên thế giới được bảo vệ, tại các khu vực biển của Canada con số này giảm xuống còn dưới 1%.

Tổ chức này tuyên bố hoạt động bảo vệ biển của Canada thua xa các quốc giá khác, và chính phủ liên bang vẫn chưa thực hiện tiến trình tiến tới mục tiêu bảo vệ 10% khu vực biển và ven biển vào năm 2020 theo cam kết vào về Công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học.

Các nhà lãnh đạo tại các quốc gia khác đã được nghe cảnh bảo về sự cần thiết phải bảo vệ đại dương tại cuộc họp của Ủy ban Đại Dương Toàn cầu hồi tuần trước. Và gần đây Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhóm họp tại Washington DC để tham dự Hội nghị Đại dương của Chúng ta, để thảo luận về nhu cầu bảo vệ các đại dương. Ngay sau đó, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng ông sẽ tạo ra khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới.

Hiện Greenpeace đang vận động hình thành một mạng lưới toàn cầu về các khu bảo tồn đại dương bao phủ 40 phần trăm của các đại dương trên thế giới cho phép đa dạng sinh học biển được phục hồi và thích ứng với các mối đe dọa như biến đổi khí hậu.


Có thể bạn quan tâm

Các Nước Bắc Thái Binh Dương Đồng Ý Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành Các Nước Bắc Thái Binh Dương Đồng Ý Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

27/09/2014
Nauy Xuất Khẩu Tăng Nhẹ Bất Chấp Lệnh Cấm Nhập Khẩu Của Nga Nauy Xuất Khẩu Tăng Nhẹ Bất Chấp Lệnh Cấm Nhập Khẩu Của Nga

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

27/09/2014
Giới Kinh Doanh Thực Phẩm Quan Tâm Đến Truy Xuất Nguồn Gốc Thủy Sản Giới Kinh Doanh Thực Phẩm Quan Tâm Đến Truy Xuất Nguồn Gốc Thủy Sản

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

27/09/2014
Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

27/09/2014
Nhật Bản Thắt Chặt Hạn Ngạch Khai Thác 7 Loài Thủy Sản Nhật Bản Thắt Chặt Hạn Ngạch Khai Thác 7 Loài Thủy Sản

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

27/09/2014